Tác phẩm “Nguyễn Du – Truyện Kiều” (Tác phẩm chọn lọc 1972, t.13) có viết; “Vừa đau xót, thông cảm, vừa ca ngợi, đồng tình vớinhững kẻ bị áp bức, Nguyễn Du đã biểu lộ trong “Truyện Kiều” tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu xa của một nghệ sĩ thiên tài”
Tác phẩm "Nguyễn Du – Truyện Kiều" (Tác phẩm chọn lọc 1972, t.13) có viết; "Vừa đau xót, thông cảm, vừa ca ngợi, đồng tình vớinhững kẻ bị áp bức, Nguyễn Du đã biểu lộ trong "Truyện Kiều" tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu xa của một nghệ sĩ thiên tài". Bằng những hiểu ...
Tác phẩm "Nguyễn Du – Truyện Kiều" (Tác phẩm chọn lọc 1972, t.13) có viết; "Vừa đau xót, thông cảm, vừa ca ngợi, đồng tình vớinhững kẻ bị áp bức, Nguyễn Du đã biểu lộ trong "Truyện Kiều" tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu xa của một nghệ sĩ thiên tài". Bằng những hiểu biết về "Truyện Kiều", hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài chứng minh văn học, cụ thể là chứng minh một nhận định về tác giả theo định hướng.
– Nội dung
Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du (qua Truyện Kiều).
GỢI Ý
– Cần nhận thức rõ tinh thần nhân đạo và thấy được Nguyễn Du đã biểu lộ tinh thần ấy trong Truyện Kiều qua thái độ "vừa đau xót, thông cảm, vừa ca ngợi đồng tình với những kẻ bị áp bức".
– Thân bài có thể triển khai theo hai đoạn chính như sau:
A. TINH THẦN NHÂN ĐẠO
1. Nghĩa hẹp: lòng yêu thương con người.
– Nghĩa rộng: bao gồm những nguyên tắc đạo lí làm người, những thái độ đối xử tốt lành trong mối quan hệ giữa con người với nhau, những khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống của con người trong đó có quyền sống cá nhân. Nó cũng là tấm lòng thiết tha vun đắp những giá trị nhân bản ngày một tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
2. Đây còn là một tấm lòng cảm thương mọi kiếp người đau khổ đặc biệt là với trẻ em, với phụ nữ, những người lương thiện bị hãm hại, những người hồng nhan bạc mệnh, những người tài hoa lận đận.
B. TINH THẦN NHÂN ĐẠO TRONG "TRUYỆN KIỀU"
1. Thái độ đau xót, cảm thông với những người bị áp bức của Nguyễn Du qua thân phận nàng Kiều, nhân vật chính của Truyện Kiều, một nạn nhân đau khổ của xã hội phong kiến.
– Kiều tài hoa và thông minh.
– Cuộc đời Kiều nhiều lận đận, truân chuyên:
· Kiều tự do gắn bó yêu thương cùng Kim Trọng nhưng vẫn giữ được tình yêu trong sạch thủy chung.
· Gặp gia biến, Kiều đã phải bán mình chuộc cha nên đã lỗi thề cùng Kim Trọng.
· Ở lầu xanh, bắt buộc phảitiếp khách, Kiều đau xót cho thân phận của mình và thờ trước mọi thú vui "phong, hoa, tuyết, nguyệt"
· Sống hạnh phúc với Thúc Sinh, Từ Hải nhưng rồi cũng phải chia lìa, ngăn cách.
· Gặp lại Kim Trọng sau mười lămnăm đoạn trường.
· Ở giữa chốn bùn nhơ, Thúy Kiều vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp và luôn luôn cố ngoi lên để thoát khỏi cuộc sống ônhục, xấu xa đó.
2. Thái độ ca ngợi và đồng tình với những người bị áp bức của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải:
– Từ Hải có trí lực hơn người.
– Từ Hải với chí khí anh hùng: khinh ghét bọn luồn cúi, ngang nhiên chống triều đình phong kiến thối nát bất công.
– Từ Hải giúp Thúy Kiều thực hiện công lí, chính nghĩa.
– Cái chết của Từ Hải vẫn không làm mờ đi khát vọng tự do và công lí ở nhân vật này.
3. Bằng tấm lòng yêu thương và sự đồng cảm với những kẻ bị áp bức, Nguyễn Du đã biểu lộ tinh thần nhân đạo sâu xa của một nghệ sĩ thiên tài qua tác phẩm Truyện Kiều.