Hãy giải thích bài thơ “Bảo kính cảnh giới 43” của Nguyễn Trãi.
Hãy giải thích bài thơ "Bảo kính cảnh giới 43" của Nguyễn Trãi. I. MỞ BÀI – Quốc âmthi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ quan trọng của bộ phận văn học chữ Nôm nước ta. Bên cạnh nội dung ái quốc ưu dân, yêu mến cuộc sống thanh cao, trong sạch, chán ghét lòng ...
Hãy giải thích bài thơ "Bảo kính cảnh giới 43" của Nguyễn Trãi.
I. MỞ BÀI
– Quốc âmthi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ quan trọng của bộ phận văn học chữ Nôm nước ta. Bên cạnh nội dung ái quốc ưu dân, yêu mến cuộc sống thanh cao, trong sạch, chán ghét lòng xấu xa hiểm độc của bọn quyền gian, Quốc âm thi tập còn có một số bài thơ thể hiện lòng yêu cảnh sắc Quê hương thôn dã, trong đó có bài "Bảo kính cảnh giới 43" (Ghi lại bài thơ).
– Ta hãy giải thích bài thơ trên.
II. THÂN BÀI
A. ĐỀ
Rỗi, hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
– Nhà thơ nhàn nhã hóng mát. Có lẽ mùa hè sắp hết nhưng thời tiết vẫn còn oi bức.
– Ngoài sân, tán cây hoè với cành lá xanh tươi dày đặc tỏa rộng, che rợp bóng, như làm dịu bớt cái nóng của mùa hè, làm mát lòng người.
B. THỰC
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
– Ở hiên nhà, thạch lựu hãy còn phun màu đỏ thẫm, điểm thành nét vùi trên nền xanh của lá và nền trắng của vôi tường.
– Trong ao, sen hồng đã hết mùi hương. Như vậy, mùa hè đã trôi qua nhưngchưa qua hết.
Cảnh tượng được miêu tả bằng những chi tiết được quan sát từ màu sắc đến mùi hương: sắc của thạch lựu, hương của sen hồng.
C. LUẬN
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
– Phép đảo ngữ làm nổi bật âm thanh lao xao của chợ cá, một nét sinh hoạt hàng ngày ở xóm chài lưới đằng xa. Nhà thơ cảm thấy cảnh vật thêm gần gũi, thân thuộc, mến yêu.
– Loại âm thanh thứ hai cũng rất quen thuộc của mùa hè thôn dã. Đó là tiếng ve như tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt, lúc đơn ca, lúc hòa ca trong buổi tà dương.
Tất cả âm thanh đó đã làm cho cảnh chiều hè bỗng rộn lên sự sống.
D. KẾT
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
– Đang vui với cảnh mùa hè, nhà thơ ước mong cho dân giàu đủ khắp đòi phương. Tiếng đàn của Đế Thuấn không phải là một phép lạ mà thể hiện nỗi lo toan là làm cách nào cho dân chúng có được nhiều của cải, được ấm no. Ở đây, nhà thơ chẳng những ước mong, mà có một chút tiếc trách, "lẽ ra tiếng đàn ấy phải vang lên từ lâu rồi".
– Ý nghĩa khác của hai câu kết là nhà thơ đang hòa mình vào cảnh vật mùa hè, bỗng trong lòng ao ước một phép lạ: cầm trên tay cây đàn của vua Thuấn ngày xưa, đàn một tiếng, để nhân dân được giàu có, hạnh phúc.
III. KẾT BÀI
– Nhà thơ tìm những nét vui trong cảnh vật mùa hè theo con mắt biết nhìn và con tim nhạy cảm. Hơn nữa, con người lo toan việc dân, việc nước ấy luôn luôn ước mong nhân dân được ấm no, giàu có.
– Nguyễn Trãi, con người nghệ sĩ yêu mến thiên nhiên không tách rời con người yêu nước trong bất cứ cảnh tình nào.