Giới thiệu bài tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.
Giới thiệu bài tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương. I. MỞ BÀI Thể tựa vốn có nguồn gốc từ Trung Hoa, ra đời vào khoảng thời nhà Hán, là bài văn thường được đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội họa, âm nhạc… nhằm giới thiệu mục ...
Giới thiệu bài tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương.
I. MỞ BÀI
Thể tựa vốn có nguồn gốc từ Trung Hoa, ra đời vào khoảng thời nhà Hán, là bài văn thường được đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội họa, âm nhạc… nhằm giới thiệu mục đích nội dung, quá trình hình thành và kết cấu tác phẩm ấy. Trong văn học trung đại, bài tựa luôn được đặt ở đầu tác phẩm. Nội dung thường trình bày lí do và quá trình hoàn thành tác phẩm. Như vậy, bài tựa bao giờ cũng, được viết sau khi tác phẩm hoàn thành, thiên về văn nghị luận, đôi khi chất nghị luận được kết hợp với chất tự sự và trữ tình. Tựa thường chỉ ra cảm hứng chủ đạo và cái hay, cái đẹp của tác phẩm, giúp người đọc có được ấn tượng và sự cảm nhận khái quát ban đầu về tác phẩm.
Bài tựa sách "Trích diễm thi tập" thiên về nghị luận, có lập luận chặt chẽ. Sự thuyết phục của tác giả không chỉ ở cách lập luận mà còn ở chất trữ tình hòa quyện với nghịluận. Qua bài tựa, người đọc còn thấy được thời đại (tình hình thơ ca, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của thời đại). Đây là một trong những bài tựa hay trong văn học trung đại Việt Nam.
II. THÂN BÀI
A. LÍ DO SƯU TẦM, BIÊN SOẠN
Thơ văn từ nhà Lí, nhà Trần đến đầu thời Lê không được lưu truyền rộng rãi bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có:
1. Bốn nguyên nhân chủ quan
– Chỉ thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca.
– Người có học thì ít để ý đến thơ ca.
– Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và kiên trì.
– Chính sách của nhà nước phong kiến cấm tự do in ấn.
2. Hai nguyên nhân khách quan
– Thời gian làm hủy hoại sách vở.
– Binh hỏa (chiến tranh, hỏa hoạn…) làm thiêu hủy thư tịch.
3. Lẽ ra tác giả phải trình bày lí do này ngay ở phần mở đầu, nhưng ông lại dặt xuống cuối phần một của bài tựa. Vì tác giả muốn đưa người đọc đến một nhận thức rằng Trích diễm thi tập ra đời không phải do ý muốn chủ quan của cá nhân mình, mà là do yêu cầu của thời đại. Sáu nguyên nhân trên dẫn đến một thực trạng đau xót và làm tổn thương đến lòng tự hào dân tộc của tác giả, thôi thúc ông biên soạn sách này mong giữ gìn phần nào di sản thơ ca dân tộc.
4. Kết thúc về nguyên nhân phải biên soạn Trích diễm thi tập là lời than, gợi tình cảm người đọc đối với thực trạng di sản thơ văn lúc đó: Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao!
B. QUÁ TRÌNH HOÀN THÀNH TẬP SÁCH, NỘI DUNG TÁC PHẨM
Để hoàn thành Trích diễm thi tập, soạn giả phải sưutầm.
1. Việc sưu tầm thơ ca vào thời Hoàng Đức Lương hết sức khó khăn, vất vả. Trước hết các thư tịch cũ không còn, tác giả phải nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát, tìm quanh hỏi khắp, thu lượm, thêm thư của các vị hiện đang làm quan trong triều rồi phân loại chia quyền.
2. Trích diễm thi tập gồm sáu quyển, chia hai phần: phần chính gồm thơ ca của các tác giả từ thời Trần đến đầu thời Hậu Lý, phần phụ lục là thơ ca của chính tác giả. Trong phần hai này, theo phong cách người phương Đông trung đại, thường hay khiêm nhường trong cách xưng hô nên khi nói về mình, lời lẽ của Hoàng Đức Lương thật khiêm tốn: "Tôi không tự lượng sức mình, tài hèn sứcmọn, mạn phép phụ thêm, may mà tránh được lời chê trách…Từ đó người đọc thấy được sự tuyển chọn công phu, bằng tất cả tấm lòng yêu nước và trân trọng di sản văn hóa dân tộc củatác giả.
C. NGHỆ THUẬT
Lập luận kết hợp với biểu cảm.
1. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ: trướckhi trình bày lí do biênsoạn Trích diễm thi tập, tác giả nêu thực trạng tình hình di sản thơ văn thời đó, để đưa người đọc đến một nhận thức rằng tác phẩm này ra đời là do yêu cầu bức thiết của thời đại.
2. Kết thúc về lí do biên soạn sách là lời than, gợi tình cảm người đọc với thực trạng di sản thơ văn bấy giờ. Vì thế sự thuyết phục của tác giả không chỉ ở cách lập luận mà còn ở chất trữ tình, biểu cảm hòa trong chất nghị luận, đồng thời thấy được không khí thời đại phảng phất trong một bài tựa hay của văn học trung đại.
III. KẾT BÀI
Tựa "Trích diễm thi tập" thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả. Có nhiều cách biểu hiện lòng yêu nước, ở Hoàng Đức Lương là sự trân trọng di sản văn hóa của cha ông, đau xót trước thực trạng một nước văn hiến lâu đời mà không có sách thơ văn của dân tộc mình, phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Lòng yêu nước phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nên chẳng quản công việc nặng nhọc, sách vở tản mát không còn, sức người có hạn, Hoàng Đức Lương đã vượt qua những khó khăn này để sưutầm, biên soạn thành bộ sách quý Trích diễm thi tập gồm sáu quyển.