21/02/2018, 08:32

[Văn học 12] Qua 9 câu đầu bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm , hãy phân tích tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.

Qua 9 câu đầu bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm , hãy phân tích tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trính phát triển trong lịch sử dân tộc nói chung, văn học nói ...

Qua 9 câu đầu bài thơ Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm , hãy phân tích tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.

Tư tưởng Đất Nước của nhân dân thực ra đã có một quá trính phát triển trong lịch sử dân tộc nói chung, văn học nói riêng. Những nhà văn lớn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng nói lên vai trò của nhân dân như Nguyễn Trãi, Phan Bội Châu,… Đến giai đoạn văn học cách mạng, tư tưởng của nhân dân một lần nữa được nhận thức sâu sắc thêm bởi vai trò và đóng góp to lớn của nhân dân trong vô vàn những cuộc đấu tranh ác liệt. Điều này được thể hiện qua một số cây bút tiêu biểu như Đất Nước (Nguyễn Đình Thi), Đường tới thành phố(Hữu Thỉnh),… Tuy nhiên, chỉ khi đến “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, tư tưởng của nhân dân mới trở thành cảm hứng chủ đạo.

Bài làm:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biên lúa đâu trời đẹp hơn

Hai tiếng Đất Nước đã vang lên như thế không biết bao nhiêu lần trong thơ ca Việt Nam. Ta từng bắt gặp một Đất Nước thon thả giọt đàn bầo trong thơ Tạ Hữu Yên, một đất nước hình tia chớp trong thơ Trần Mạnh Hảo,… và ta không thể quên một Đất Nước bình dị, mộc mạc mà thân thuộc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Năm 1997, tại chiến trường Bình – Trị – Thiên, khi mà cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệu, Nguyễn Khoa Điềm đã viết trường ca “Mặt đườn khát vọng, dựng nên chân dung “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. Ngay từ những câu thơ mở đầu đoạn trích, Nguyễn Khoa Điềm đã trầm ngâm, suy tư về cội nguồn, quá trình hình thành của Đất Nước:

                                Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

                                Đất Nước có trong cái “ngày xửa, ngày xưa mẹ” thường hay kể

                                Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn

                                Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

                                Tóc mẹ thì bới sau đầu

                                Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặc

                                Cái kèo, cái cột, thành tên

                                Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng      

                                Đất Nước có từ ngày đó

Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.

         Thể thơ tự do, nhịp thơ biến hóa kết hợp với các biện pháp tư từ như liệt kê, điệp từ, điệp ngữ, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Những câu thơ mở đầu đã đưa người đọc về với miền cổ tích hồn nhiên với nếp sinh hoạt rất đẹp và riêng của bao gia đình Việt. Những trưa hè ơi bức, những đêm đông buốt lạnh, mẹ ru con ầu ơ, mẹ kể con nghe bao câu chuyện cổ tích trên sân hè, dưới hiên nhà. Qua những câu chuyện của mẹ, con biết yêu thương nhân hậu, ngay thẳng thật thà, khinh cái xấu, say mê cái đẹp, cái thiện.

         Đất Nước không chi vọng về trong lời kể của mẹ mà bắt đầu ngay trong miếng trầu bà ăn. Có thể thấy, miếng trầu là một vật phẩm điền hình làm nên văn hóa của Việt Nam. Hình ảnh “miếng trầu bà ăn” gợi tập tục ăn trầu, trở thành truyền thống của Người Việt: “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Mỗi miếng trầu bà ăn hôm nay đều mang những nét tập tục, văn hoá truyền thóng của đất nước. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện sự suy tư sâu sắc, thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước bề dày văn hóa, chiều sâu lịch sử.

        Cùng với tục ăn trầu, Đât Nước còn, gắn liền với những phong tục khác:

                                     – Tóc mẹ thì bới sau đầu

                                    – Cái kèo cái cộ thành tên

Thân thương, mộc mạc biết chùng nào là búi tóc sau đầu của mẹ, là những nếp nhà dựng lên từ cái kèo, cái cột, mái lá, tường rơm, vách đất; là cách đặt tên con giản dị nôm na. Mộc mạc, thân thương vật như đó cũng là một phần của Đất Nước. Cảm nhận đất nước từ  những nét văn hóa và văn học dân gian, từ  những truyền thống quý báu của dân tộc, nhà thơ đã khéo léo gợi nhắc các phong tục, tập quán vốn  xuất hiện từ  hàng nghìn năm trước của nền văn minh sông Hồng: tục ăn trầu, tục búi tóc thành cuộn sau gáy

      Và Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Lại đem đến cho người đọc một cảm nhận mới về đất nước. Cụm từ “biết trồng tre mà đánh giặc” gợi cho người đọc nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng. Cậu bé vươn vai trở thành tráng sĩ, nhổ tre đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Từ đây ta có thể hiểu ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở chữ “lớn lên” nhà thơ muốn nói đến sự vươn mình và truyền thống quý báu từ ngàn đời xưa của dân tộc ta: truyền thống đánh giặc, giữ nước

       Với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước còn ẩn mình trong những vật nhỏ bé nhất. Đất Nước ẩn mình trong hạt muối, nhánh gừn; đằm sâu trong tình thương mẹ cha: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnĐược chắt lọc từ văn hóa dân gian, câu  thơ trầm tích những ý từ xâu xa. Dù sống cuộc sống thiếu thốn, gian khổ, cha mẹ ta vẫn thương yêu nhau như gừng cay muối mặn, vẫn gắn bó trước sau, mặn mà, đinh ninh. Hình ảnh Đất Nước còn có trong từng bông lúa, củ khoai: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Hình ảnh thơ giản dị nhưng gợi ra tập quán sản xuất gắn liền với văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Cùng với đó là sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn cùng phẩm chất cần cù, chịu khó của những người chân lấm, tay bùn.

         Vậy là, với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước có từ xa xưa, khi cổ tích ra đời, khi dân ta có tục ăn trầu, búi tóc, khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc, biết làm ra hạt lúa, hạt gạo; biết sống yêu thương, tình nghĩa thủy chung. Trong cảm nhận ban đầu của Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước không phải là những trang sư hào hùng với những chiến công từ thuở khai thiên lập địa, dù rằng, sau đó, nhà thơ có nhắc tới Lạc Long Quân và Âu Cơ. thời đại vua Hùng dựng nước mà là những huyền thoại, truyền thuyết, phong tục tập quán, lối sống có từ ngàn đời của nhân dân. Cũng chính từ góc nhìn độc đáo này, Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra Đất Nước trong muôn mặt đời thường, trong quan hệ ruột già thân thuộc. Đất Nước là những gì bình dị, thân quen và gần gũi ngay trong cuộc sống mỗi con người.

Nguồn: 

0