Tác dụng của cây tầm gửi trên cây gạo chữa bệnh gì ?
Theo Đông Y cũng như kinh nghiệm của những người trước đây, thì cây tầm gửi sinh sống trên cây là là loại tầm gửi quý nhất với những công dụng điều trị tuyệt vời về những bệnh lý liên quan đến gan. Chính vì vậy, loại cây này được người ...
Theo Đông Y cũng như kinh nghiệm của những người trước đây, thì cây tầm gửi sinh sống trên cây là là loại tầm gửi quý nhất với những công dụng điều trị tuyệt vời về những bệnh lý liên quan đến gan. Chính vì vậy, loại cây này được người ta sử dụng cũng như tìm kiếm rất nhiều. Và để giúp bạn biết được cụ thể về tác dụng của cây tầm gửi trong trường hợp này, bài viết hôm nay sẽ tiến hành phân tích vấn đề:
Xem thêm bài viết:
- cây tầm gửi trên cây mít mật chữa bệnh hiệu quả
- cây tầm gửi trên cây khế có tác dụng gì
- Cây tầm gửi trên cây bưởi chữa bệnh
- Tầm gửi trên cây nhãn
- Tầm gửi cây xoan chữa bệnh gì
Đặc điểm của cây tâm gửi
- Tầm gửi hay còn được gọi với những cái tên gọi khác chính là Tằm gửi, Chùm gửi vốn là cây sống nhờ trên thân cây khác. Chúng sinh sống theo dạng ký sinh trên cây chủ, từ đó hút dưỡng chât và nước từ cây chủ để có thể sinh trường và phát triển, bằng cách dùng bộ rễ thọc sâu hút những tinh chất của cây chủ.
- Với các thầy thuốc nam, bản thân nhựa, rễ, lá, vỏ cây đã là những vị thuốc quý, loại cây “sống nhờ” như Tầm gửi lại càng quý hơn .
- Theo các thầy thuốc Đông y và kinh nghiệm của những người trước đây, thì tầm gửi sống trên cây gạo được coi là vị thuốc vô cùng quý giá, với tên gọi khoa học của chúng là Taxillus chinensis được sử dụng làm dược liệu từ lâu.
- Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận.
- Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt.
- Trong tài liệu “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
- Theo các nhà khoa học với những nghiên cứu mới nhất, thì tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng rất lớn trong việc điều trị những chứng bệnh như đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mạn tính. Đồng thời rất lợi tiểu vfa giúp chống viêm hiệu quả.
- Theo nên y học cổ truyền của người Việt Nam, thì cây tầm gửi sinh sống trên cây gạo, có tác dụng rất hiệu quả trong vấn đề: ấm đắng mà hạ khí, giảm bại tê và lợi gân xương, ích thận mà huyết mạch thông thương, hết nhức mỏi dạ dày tiêu hóa”. Nhiều người sử dụng Tầm gửi cây gạo cho rằng loại cây này rất mát, giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho sức khỏe. Đã có một thời gian nhiều người truyền miệng nhau về công dụng chữa bệnh của Tầm gửi cây gạo đã tạo nên cơn sốt “Tầm gửi chữa bách bệnh”.
- Mặt khác, theo kinh nghiệm dân gian, thì không phải những cây tầm gửi sinh sống trên cây gạo đều có những tác dụng giống nhau. Cụ thể, loại tầm gửi tốt nhất phải sống trên những cây gạo tía, còn sống trên cây gạo trắng sẽ không có tác dụng bằng. Đồng thời, để có chất lượng tốt nhất, thì khi tươi cây tầm gửi phải có những đặc điểm như cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh.
- Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…
- Cách thức sử dụng tầm gửi thường giống nhau, đầu tiên là cắt nhỏ phần lá và thân, sau đó tiến hành phơi nắng hoặc sao khô và để dành để đun nước uống dần. Với giá trị tuyệt vời trên đây của mình, thì cây tầm gửi sống trên cây gạo được rất nhiều thầy thuốc Bắc và cả Nam dùng để chữa trị những trượng hợp bệnh lý như: thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận…Đặc biệt, bạn cần phải kết hợp với những vị thuốc khác như: mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh… thì mới đạt được hiệu quả tối đa mà mình mong muốn.
Những lưu ý khi sử dụng cây tầm gửi trên cây gạo
- Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền, trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh về thận như viêm thận, suy thận mạn, sỏi thận… Tuy tác dụng rất tốt nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu theo quy trình khoa học cụ thể về cây này. Hơn thế nữa, cây Gạo thì ở đâu cũng có nhưng Gạo có Tầm gửi thì rất hiếm và phải là loại Gạo tía.
- Nhiều người cũng thử đem cành Tầm gửi ở cây Gạo này ghép sang cây không có thì chỉ khoảng 2-3 ngày sau cành Tầm gửi này héo dần và chết hết. Nếu đem hạt Tầm gửi cấy vào thân thì cũng không thấy hạt nảy mầm.
- Sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như Mã đề, Kim tiền thảo, Thổ phục linh… mới phát huy hết tác dụng.
Hy vọng rằng, sau khi tham khảo nội dung mà bài viết: Tác dụng của cây tầm gửi trên cây gạo chữa bệnh gì ? trên đây chia sẻ, thì bạn đã có cho mình cái nhìn cụ thể về loại thảo dược này khi sử dụng.