24/05/2018, 15:40

Tác động của thuế giá trị gia tăng kiến nghị và giải đáp cụ thể

Tác động tích cực Qua gần 05 năm thực hiện luật thuế GTGT và các luật thuế cho thấy: sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển vì luật thuế GTGT đã phát huy được một số mặt tích cực sau: - Thuế GTGT là một loại ...

Tác động tích cực

Qua gần 05 năm thực hiện luật thuế GTGT và các luật thuế cho thấy: sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển vì luật thuế GTGT đã phát huy được một số mặt tích cực sau:

- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu

- Thuế GTGT thu vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần tăng thêm của mỗi giai đoạn, có nghĩa là chỉ người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ lần đầu phải nộp thuế trên toàn bộ doanh thu, con người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ ở khâu sau chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.

- Thuế GTGT có tính trung lập đối với các nghiệp vụ dịch chuyển sản phẩm dịch vụ: Trong thuế doanh thu người ta có khuynh hướng tối thiểu hoá số tiền thuế phải nộp bằng cách hội nhập các xí nghiệp theo chiều dọc (ví dụ xí nghiệp xích líp kết hợp với xí nghiệp bi, xí nghiệp lắp ráp xe đạp) nhằm mục đích không phát sinh doanh thu khi chuyển sản phẩm từ khâu trước sang khâu sau. Rõ ràng, cơ chế thu thuế doanh thu không hề mang tính trung lập. Thuế GTGT không hề khuyến khích các doanh nghiệp hội nhập như trên, bởi các doanh nghiệp trong trường hợp hội nhập hay không hội nhập thì tổng số thuế phải nộp như nhau. Vậy, chúng ta có thể khẳng định thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập.

- Thuế GTGT không phụ thuộc vào việc phân chia giữa các chu trình kinh tế, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác hoá để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Thuế GTGT góp phần tạo nguồn thu thường xuyên, ổn định ngân sách nhà nước, lý do vì nó là thuế tiêu dùng và áp dụng rộng rãi.

- Thuế GTGT được hoàn đối với hoạt động xuất khẩu nên có tác dụng khuyến khích sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thế mạnh cạnh tranh thị trường quốc tế.

- Thuế GTGT còn có tác dụng hội nhập quốc tế: áp dụng VAT cho phép chúng ta nói chung tiếng nói với các nước trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực thuế. Khi VAT đi vào cuộc sống sự phân biệt sản phẩm trong nước và nước ngoài được xoá bỏ. Các mặt hàng cùng loại sau khi chịu thuế nhập khẩu, cùng chịu mức thuế VAT như nhau. Điều này giúp chúng ta nhìn nhận như một nước có môi trường kinh doanh bình đẳng: không phân biệt đối xử hàng nội hàng ngoại.

- Thuế VAT tác động đến công tác quản lý doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán, thúc đẩy việc mua bán hàng hoá phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định.

- Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thuế đạt hiệu quả cao: Việc khấu trừ thuế VAT được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã buộc người mua đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, khắc phục tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế, đồng thời hạn chế được những sai sót trong việc ghi chép hoá đơn, chứng từ. Hơn nữa, thuế GTGT thu tập trung ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra được việc thu nộp thuế ở khâu trước, hạn chế được thất thu hơn so với thuế doanh thu.

Việc thực hiện luật thuế GTGT đã đi vào đời sống phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội như: khuyến khích phát triển sản xuất; khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, thúc đẩy hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp; tạo nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia và hội nhập quốc tế; góp phần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản lý thuế nói riêng.

Tác động tiêu cực, tồn tại cần khắc phục

Thuế VAT được đánh giá "Một sắc thuế tiến bộ nhất".

Tuy vậy, đối với Việt Nam đây là một sắc thuế mới nên trong bước triển khai chắc chắn phát sinh nhiều khó khăn, thách thức đối với Nhà nước, doanh nghiệp cũng như xã hội, đó là:

- Về thuế suất:

Trong luật thuế VAT, mọi ngành nghề kinh doanh và sản phẩm hàng hoá được áp dụng theo 04 thuế suất và một số trường hợp được miễn không áp dụng thuế VAT. Theo tinh thần của điều luật này, lĩnh vực được ưu tiên có mức thuế suất thấp là hàng xuất khẩu, hàng hoá tạo ra từ sản xuất nông nghiệp, từ hoạt động y tế, giáo dục. Tuy nhiên trong luật và Nghị định 28/1998/NĐ/CP về thuế VAT chưa có những quy định rõ trong việc phân biệt đối tượng không phải nộp thuế VAT và mặt hàng chịu thuế suất khác nhau… Ví dụ: thế nào là nông sản, thuỷ sản mới qua sơ chế thông thường không phải nộp thuế với loại chưa qua chế biến 5% hoặc đã qua chế biến 10%. Điển hình gạo đã qua xay xát, tôm cá phơi khô… đều có thể suy nghĩ theo chủ quan từng người… Quy định trên đã tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp có sản phẩm phục vụ cho các lĩnh vực có thuế suất khác nhau, có điều kiện chốn thuế không qua gian lận thuế suất.

- Phương pháp tính VAT

Việc duy trì 2 phương pháp tính thuế cùng với một biểu thuế có các mức thuế khác nhau tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế khi họ áp dụng phương pháp tính khác nhau.

Nếu gọi:

TKT : là số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ

TTT: Là số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp

tr: là thuế suất thuế GTGT đầu ra

tv: Là thuế suất thuế GTGT đầu vào

Gr: Giá trị hàng hoá dịch vụ bán ra

Gv: Giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào

Thì TKT = Gr x tr - Gv x tv

= (Gv + GTGT)tr - Gv x tv

= Gv x tr + GTGT x tr - Gv x tv

= GTGT + Gv (tr - tv)

= Ttt + Gv (tr - tv)

Nếu tr > tv ⇒ TKT > TTT

tr> tv ⇒ TKT > TTT

tr > tv ⇒ TKT> TTT

Đối với các chế biến thực phẩm có sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là nông sản thuế suất GTGT đầu ra thường ở mức 10%, trong khi nguyên vật liệu đầu vào có thuế suất 5% (hoặc được khấu trừ khốn 5% nếu có bảng kê). Chính vì vậy, những đối tượng này khi áp dụng thuế GTTT theo phương pháp khấu trừ sẽ có thuế GTGT phải nộp nhiều hơn nếu họ áp dụng thuế GTTT theo phương pháp trưc tiếp.

- Về khấu trừ thuế

Việc khấu trừ khống đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng lại không khuyến khích việc thực hiện chứng từ hoá đơn đối với một số đối tượng nộp thuế. Đây là một kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào, hạch toán tăng chi phí kinh doanh, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, gây thất thu thuế cho Nhà nước.

- Việc quản lý sử dụng hoá đơn

Hoá đơn giao cho người mua (liên 2) ghi khác với hoá đơn lưu tại cơ sở kinh doanh (liên 1). Hoá đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hoá, dịch vụ bán ra, hoá đơn đã tẩy xoá, lập khống bảng kê hàng hoá mua vào thuộc đối tượng được khấu trừ thuế GTGT theo tỷ lệ %, lập giả chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu để gian lận trong kê khai nộp thuế.

- Sử dụng hoá đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không kê khai thuế GTGT.

- Hàng bán trong nước nhưng kê khai là xuất khẩu để hưởng thuế suất 0%.

- Kê khai thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để khấu trừ thuế.

Để phát huy tính ưu việt và hạn chế những khiếm khuyết của thuế VAT cần phải đánh giá thực trạng hiện nay của thuế VAT từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất, giải quyết vấn đề phát sinh. Có thể đưa ra 4 phương án sau:

Phương pháp tính thuế GTGT

Qua thực tế cho thấy, với 2 phương án tính thuế GTGT với mức doanh số như nhau nhưng kết quả nộp thuế lại khác nhau. Điều này cho thấy về phương pháp tính thuế vẫn chưa ổn, dẫn đến việc không bông bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của các nước và mang tính liên tục của thuế GTGT không bị gián đoạn (đầu vào khi nào cũng được khấu trừ), thiết nghĩ cơ bản lâu dài chỉ nên áp dụng phương pháp duy nhất là phương pháp khấu trừ thuế. Hiện tại phương pháp trực tiếp chỉ được quy định tồn tại trong giai đoạn quá độ (nên có thời gian cụ thể) để chuẩn bị các điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Đồng thời đối tượng nộp phương pháp trực tiếp nên thu hẹp chuyển hướng sang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Về mức thuế suất

Hiện nay ta đang áp dụng 04 loại thuế suất vậy nên chăng chỉ còn lại 1 2 loại thuế. Tuy nhiên trước mắt cần nghiên cứu sắp xếp, điều chỉnh các loại hàng hoá, dịch có mức thuế suất hợp lý, đảm bảo cho đối tượng nộp thuế, đơn giản cho công tác quản lý, tính thuế, thuế suất, thuế GTGT chỉ nên áp dụng 3 mức thuế: 0%, 5% và 10%. Đối với các trường hợp thuế suất 20% có thể chuyển sang thuế TTĐB. Sau đó tiến tới áp dụng một loại thuế suất cho tất cả các loại hàng hoá (trừ thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu). Việc áp dụng thống nhất một loại thuế suất còn góp phần tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khác nhau.

Quản lý việc sử dụng hóa đơn thuế

Phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng mua, bán, lập và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp bằng cách áp dụng phương tiện kỹ thuật kiểm tra chứng từ. Chẳng hạn kiểm tra mã số thuế của doanh nghiệp qua mạng vi tính có thể quản lý số hoá đơn của doanh nghiệp lưu hành trên thị trường, phát hiện được hoá đơn bị bán không… Ngành thuế cũng nên tiếp tục tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về thuế GTGT xây dựng nề nếp và thói quen sử dụng hoá đơn trong việc mua bán hàng của dân, giáo dục ý thức tố giác các hành vi trốn thuế của đối tượng nộp thuế.

Quản lý công tác thu thuế, hoàn thuế, quản lý hành chính về thuế

Cần thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ về quản lý thu thuế GTGT việc hướng dẫn doanh nghiệp kê khai, nộp thuế đến việc công khai các thủ tục (xét hoàn thuế và giảm thuế GTGT, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời những vướng mắc phát sinh để có xu hướng xử lý, giải quyết.

Chú trọng hơn nữa đến vấn đề bồi dưỡng kiến thức, xử lý cán bộ thuế móc ngoặc với các cơ sở sản xuất kinh doanh kiếm loại bất chính, gây thất thu thuế cho NSNN, làm ảnh hưởng đến uy tín Nhà nước trong việc điều hành chính sách thuế, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Rà soát lại các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế, hướng dẫn, giải thích những điểm chưa rõ từ đối tượng chịu thuế, đối tượng khống chịu thuế, việc áp dụng thuế suất, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, sử dụng hoá đơn chứng từ.

Phải có sự đồng bộ giữa cơ quan ngành thuế quy định thuế GTGT đầu vào (đối với hàng nhập khẩu) chỉ được khấu trừ khi có hoá đơn của cơ quan hải quan. Hải quan và cơ quan thuế là cơ quan hành chính thu nên phối hợp đồng bộ tránh mất thời gian, chi phí đi lại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thuế.

Nguyên liệu, máy móc thiết bị, nhập khẩu chưa thể tạo ngay GTGT. Vì vậy, cần xem xét thu thuế GTGT. Ở khâu nhập khẩu nguyên vật liệu sao cho thích hợp hoặc nên chăng tập trung phần lớn đầu ra nhằm giảm căng thẳng về vốn cho sản xuất kinh doanh và đơn giản hoá về thủ tục.

0