24/02/2018, 12:05

Tả ông hoặc bà kính yêu của em

– Bài làm 1 " Ngày xửa ngày xưa " chắc những lời kể chuyện của mẹ cứ văng vẳng trong đầu mỗi người, không ai quên đc. " Con hãy nhớ rằng nếu con chân thật với mọi người, con sẽ được mọi người yêu quí" những câu giảng nghiêm khắc nhưng chứa chan mong muốn con hiểu ...

– Bài làm 1

" Ngày xửa ngày xưa " chắc những lời kể chuyện của mẹ cứ văng vẳng trong đầu mỗi người, không ai quên đc. " Con hãy nhớ rằng nếu con chân thật với mọi người, con sẽ được mọi người yêu quí" những câu giảng nghiêm khắc nhưng chứa chan mong muốn con hiểu được sự hiểu biết cũng chẳng quên được phải không? Nhưng đối với tôi người tôi thương yêu nhất của tôi không phải là họ mà là người ông thân thương của tôi. Nếu từ xa tôi có thể thấy được một cái bóng gầy gò, nho nhỏ tôi co thể cất lên tiếng gọi: " Ông ơi! "

Đôi mắt ông đẹp biết bao! Nó nở ra cái nhìn nhân hậu, tràn đầy yêu thương, những lúc tôi vui đạt điểm cao đôi mắt ấy lại sáng lên như một vì sao! Còn những lúc tôi buồn đạt điểm thấp, đôi mắt ấy lại rơi xuống 1 vài giọt nước mắt, tôi nhìn mà cứ như những giọt máu trong trái tim ông đang rơi. Nụ cười tươi của ông làm tan bao mệt mỏi của tôi mỗi lần tôi đi học về. Ông đã già rồi, giọng nhỏ lắm, người khác nghe vào chỉ nghe đc liu xiu thôi. Nhưng tôi thì khác, dường như tôi với ông có một mối liên kết nào đó, dù là tiếng nhẹ như cơn gió dịu tôi cũng có thể nghe thấy cả. Bàn tay ông rám nắng, nổi lên những đường gân xanh bởi dấu ấn thời gian nhưng chính bàn tay xấu xí đó đả nuôi tôi trưởng thành, dạy tôi biết bao điều. Mỗi lần tôi dựa vào vòng tay đó tôi cảm giác ấm áp, tràn trề niềm vui, hạnh phúc.

Rồi một ngày kia, ngày vực thẩm của tôi mở ra, người ông của toi đã ra đi. " Ông ơi! Sao ông ra đi mà không cho cháu nói lời từ biệt,có phải là tại cháu chăng,cháu nhớ ông lắm ông ơi! Ông có nhớ những lần cháu vấp ngã trên con đường cuộc đời ông đã nhẹ nhàng nâng niu cháu lên, ông có nhớ những lần cháu và ông chơi với nhau không! Cháu nhớ ông lắm ông ơi!"

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà: Món quà của sự trí thức, tuy ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà kia một góc vườn nhỏ mà ông cho cháu trồng cây ô-mai. Đã có lần cháu ước mong nó nở ra thực nhanh để cháu có thể tặng nó bằng chính bàn tay mình, nhưng giờ thì đã không còn nữa rồi, chị còn linh hồn người ông dưới mái vườn ô-mai.

– Bài làm 2

Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: “Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?” Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.

Năm nay, ông tôi đã chin mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám năng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen xạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm rẳng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sang và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.

Vào những buổi sang sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sang. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sang cho cả nhà.
Mặc dù năm nay ông đã chin mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: “Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên”. Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và hconj những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều igf sau trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.

Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.

– Bài làm 3

Cả nhà em ai ai cũng kính yêu bà nội. Bà là người cao tuổi nhất trong gia đình, bà rất hiền từ và nhân hậu. Bà nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tổi, cái tuổi của vầng trăng muộn mằn cuối tháng. Dáng người bà nhỏ bé, gầy guộc. Để đánh dấu những năm tháng qua đi, những năm tháng vất vả đã đè lên đôi vai nhỏ bé của bà, cái lưng bà còng xuống nên mỗi khi đi lại thường phải chống gậy. Hàng ngày bà thường mặc chiếc quần đen và chiếc áo bà ba rộng thùng thình. Bàn chân, bàn tay của bà gầy gầy, xương xương, nổi rõ những đường gân màu xanh dưới lớp da mỏng. Mái tóc bà bạc trắng như mái tóc của bà tiên trong câu chuyện cổ tích. Mái tóc ấy được bà vấn gọn gàng trong vành khăn nhung đen bóng. Nước da trắng hồng của bà giờ đây đã chuyển sang màu hơi nâu và nổi rõ những chấm đồi mồi. Mỗi khi có điều gì vui, bà mở miệng cười tươi càng hằn rõ vô số những nếp nhăn trên khuôn mặt hiền từ, phúc hậu và để lộ ra hàm răng khấp khểnh đã rụng mất vài cái. Thế nhưng bà vẫn luôn bỏm bẻm nhai trầu. Bù lại hàm răng khấp khểnh, bà lại có đôi mắt tinh tường. Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn luôn tay, luôn chân dọn dẹp nhà cửa. Những lúc rảnh rỗi, bà thường sang nhà hàng xóm để trò chuyện và thăm hỏi. Bởi vậy, cả xóm ai ai cũng quý bà. Bà luôn khuyên bảo em làm điều hay lẽ phải. 

Tối tối, bà thường nhắc nhở em học bài và làm bài. Thỉnh thoảng bà lại kể cho em nghe một cậu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ. Em có cảm tưởng như bà là một kho chuyện cổ tích không bao giờ cạn.

Em rất kính yêu bà. Mỗi khi nhớ đến bà, em thầm hứa: cố gắng chăm ngoan, học giỏi để bà vui lòng

– Bài làm 4

“ Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm”. Em rất thích câu này trong bài hát “cháu yêu bà”

Cả nhà em ai cũng quý bà. Bà đã chăm sóc em từ lúc lọt lòng và đã ru em bằng những lời ca êm dịu. Bà em là một người phụ nữ tần tảo, đầy nghị lực. Bà luôn phải chống chọi với căn bệnh cao huyết áp. TÓc bà bạc phơ, búi cao sau đầu. bà mặc bộ quần áo vải thô, tộng thùng thình so với thân hình gầy guộc của bà. Hai má bà đã hóp, thái dương hơi nhô. Trên khuôn mặt bà đã có nhiều nếp nhăn nhưng bà vẫn có những nét đẹp của bà thời con gái. Đó là khuôn mặt hình trái xoan, chiếc mũi cao và hàm răng đều. Bà thích ăn trầu. Lúc nhia trầu, môi bà đỏ tươi như được thoa son vậy. Tuy lưng bà hơi còng, chân đi chậm nhưng bà vẫn tham việc, chẳng mấy khi ngồi không. Từ sáng sớm, bà đã dậy cho lơn ăn, thổi cơm, đun nước, đi chợ, quét nhà quét sân… Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, tưới cây, bón phân cho cây….bà thuộc rất nhièu truyện cổ tích và ca dao. Mỗi khi con cháu về là lại quây quần bên bà để được nghe bà kể chuyện.

Nhưng rồi, điều em khôngm ong muốn đa xảy ra, bà em đã mất. Hôm ấy, ông nội gọi điện về, báo tin cho mẹ em. Chiều hôm ấy, cả gia đình em vội vã sửa soạn để về quê. Lúc ấy, bà em đang nằm trên giường, đôi mắt nhắm nghiền và gầy đi nhiều. Em khóc thương bà, đối mắt đỏ hoe rơm rớm nước mắt. Nếu lúc này có một điều ước, em sẽ ước bà sống lại để em có thể nhìn bà lần cuối.

Giờ bà em đã mất, nhưng khi bà còn sống, em rất yêu bà. Em luôn kính trọng và mong bà sống lâu bởi em luôn hiểu rằng: tình thương yêu bà dành cho em là vô tận!

– Bài làm 5

Đã bao năm nay, tôi được lớn lên trong vòng tay âu yếm, trong tình thương và sự dạy bảo ân cần của bà nội.

Bà tôi năm nay đã bảy mươi tuổi rồi đấy. Tuy tuổi đã cao nhưng trông bà còn khỏe mạnh lắm. Người bà dong dỏng cao, dáng đi thật khoan thai. Bà tôi ăn mặc rất giản dị nhưng vẫn đẹp. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ ở thành phố. Ai tiếp xúc với bà đều có cảm giác thân mật, gần giũ. Dặc biệt là giọng nói ấm với khuôn mặt phúc hậu và ánh nhìn từ đôi mắt rất hiền. Bà tôi sinh hoạt rất điều độ lại chăm tập thể dục nữa nên vẫn giữ được vẻ đẹp của thời con gái. Nước da trắng hồng và ít nếp nhăn khiến bà trẻ hơn tuổi 70. Mái tóc bà đã điểm hoa râm. Đôi mắt không còn sáng như trước nữa nên mỗi khi đọc sách bà tôi thường đeo kính. Đôi môi đã nhạt màu luôn hé nở những nụ cười đầy sức sống, truyền cho tôi một niềm tin vô tận. Nhưng tôi vẫn thích nhất là ánh mắt hiền từ của bà.

Từ ánh mắt ấy tỏa ra một tình yêu thương và một sự thân quen, gần gũi đến khó tả. ở cái tuổi bảy mươi, cai tuổi phải được sung sướng, an nhàn mới phải nhưng bà tôi lại tham công tiếc việc lắm. Hình như bản tính siêng năng thời trẻ của bà vẫn còn nguyên vẹn.

Hằng ngày, bà vẫn lau chùi nhà cửa sạch sẽ và chăm sóc tôi trong từng bữa cơm. Những lúc thong thả, tôi thường cùng bà vào vườn hoa chơi và được nghe bà ngâm thơ. Giọng bà thật tuyệt, bà nói ngâm thơ là sở trường của bà đấy. Ngoài những công việc nhà, bà còn tham gia các câu lạc bộ hội người cao tuổi. Mỗi buổi chiều đi học về, bà lại ôm tôi vào lòng rồi hỏi han về tình hình học tập hôm ấy, đôi mắt bà lại ánh lên niềm vui khi tôi được điểm mười.

Từ sự yêu thương chăm sóc của bà đã tạo nên trong tôi một người con ngoan, trò giỏi – cháu thảo. Tôi sẽ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho xã hội và không phụ lòng mong mỏi của bà.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

0