29/01/2018, 21:12

Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Văn mẫu lớp 2

Nội dung bài viết1 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 1 2 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 2 3 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 3 4 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 4 Tả cây đa (hay ...

Nội dung bài viết1 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 1 2 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 2 3 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 3 4 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 4 Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 1 Cổng làng em có một cây đa cổ thụ, nó đã một hơn một trăm năm tuổi. Rễ cây nổi lên mặt đất hơn một mét. Thân cây cao khoảng mười mét. Tán cây rộng ba mươi mét. Gốc cây to nhiều người ôm không xuể, vỏ cây sần sùi, màu nâu, từ thân cây đâm ra nhiều nhánh rườm rà xanh biếc, cành cây phủ đầy lá xanh, mọc chĩa ra các phía. Tán lá đa xòe rộng như một cái ô che mát cả một góc làng em. Lá đa có hình bầu dục, xanh um như lá bàng. Mỗi khi mùa xuân đến, những chùm lá xanh từ những cành nhô lên xinh xắn, một làn gió nhẹ nhàng thổi qua làm những tán lá đa rung rinh như những cánh bướm. Dưới gốc cây, các bạn học sinh đang vui đùa, có nhóm chơi nhảy dây, đá cầu, có nhóm đang trò chuyện vui vẻ. Cây đa ở làng em đã chứng kiến nhiều biến đổi của thời gian và không gian, nó cũng là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Nó gợi cho những người đi xa nhớ về quê hương của mình, nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nơi đã để lại cho mình biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu. Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 2 Làng Thọ Vĩnh quê em có cây đa cổ thụ. Ông nội em cho biết cây đa cùng tuổi với đình làng: hơn hai thế kỉ. Gốc đa to, xù xì, bốn năm người lớn ôm mới xuể. Ngọn đa cao vút chọc trời xanh. Đa có nhiều cành, nhiều rễ phụ to như cột đình, cột nhà. Lá đa bằng bàn tay người lớn, dày và bóng. Lá đa non màu đồng hun. Búp đa chĩa ra như những mũi giáo nhọn hoắt màu nâu đỏ. Tán đa xanh um, che rợp mái đình, sân đình và ao đình. Trái đa to bằng quả cà. Trái đa chín màu nâu thẫm như quả táo Tầu trong thang thuốc bắc, có nhiều hạt nhỏ bằng hạt kê, ngòn ngọt. Mùa đa chín, sáo đen mỏ vàng, sáo sậu kéo đến hàng đàn, tranh nhau, cãi nhau chí choé suốt ngày, suốt buổi. Cây đa là vẻ đẹp của quê em, là niềm tự hào của bà con làng Thọ Vĩnh. Trên đường đi học về, từ xa nhìn ngọn đa làng, chúng em vẫy tay rối rít, vừa chạy vừa reo. Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 3 Trước ngôi chùa làng em, có cây đa cổ thụ cao vượt lên trên mái ngói xanh rêu, nổi bật trên nền trời, vẻ uy nghi hùng vĩ. Theo lời các cụ già, cây đa này đã có tới trăm năm tuổi. Cùng với ngôi chùa cổ kính, cây đa tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng trong vùng. Từ đằng xa, người ta đã thấy ngọn cao vút, thân cây to lớn và tán lá xanh rì. Khi mây thấp, tưởng chừng như cây chạm tới trời xanh. Những hôm trời nắng, bóng mát che rợp cả ngôi chùa. Thân cây to lớn khác thường, ba người lớn dang tay ôm không xuể. Vỏ cây màu nâu đậm, xù xì như da cóc, rễ lớn ăn sâu, bò rộng xung quanh giữ vững thân cây. Đẹp nhất là những rễ phụ, buông từng dây xuống, lơ lửng trên không như râu bạch tuộc. Cành đa xòe rộng ra tứ phía, lá dày chi chít, xanh bóng rất đẹp. Trái đa chùm chùm vàng sậm, đỏ gạch trông đẹp mắt, mùa trái chín, chim sáo về ăn ríu rít cả sân chùa. Cây đa đem bóng mát giữa trưa hè cho trẻ chăn trâu, cho người qua đường nghỉ chân ngắm cảnh. Cây đa là cảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam, tạo không khí thanh bình, êm ả. Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 4 Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em. Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau. Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây. Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào. Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn. Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyến thống làng lâu năm. Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này. Nguyễn Tuyến tổng hợp Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Văn mẫu lớp 2Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Tả cây chuối nơi vườn quê – Văn mẫu lớp 2Tả hoa sen trong đầm – Văn mẫu lớp 2Tả một ngõ phố – nơi ở của gia đình em – Văn mẫu lớp 2Tả người mẹ thân thương của em – Văn mẫu lớp 2Tả cảnh đẹp của quê hương em – Văn mẫu lớp 2Viết một đoạn văn tả về một người thân yêu của em – Văn mẫu lớp 2Tả cây gạo nơi làng quê – Văn mẫu lớp 2Viết một đoạn văn tả về một loài cây mà em biết – Văn mẫu lớp 2

Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 1

Cổng làng em có một cây đa cổ thụ, nó đã một hơn một trăm năm tuổi. Rễ cây nổi lên mặt đất hơn một mét. Thân cây cao khoảng mười mét. Tán cây rộng ba mươi mét. 

Gốc cây to nhiều người ôm không xuể, vỏ cây sần sùi, màu nâu, từ thân cây đâm ra nhiều nhánh rườm rà xanh biếc, cành cây phủ đầy lá xanh, mọc chĩa ra các phía. Tán lá đa xòe rộng như một cái ô che mát cả một góc làng em. Lá đa có hình bầu dục, xanh um như lá bàng. Mỗi khi mùa xuân đến, những chùm lá xanh từ những cành nhô lên xinh xắn, một làn gió nhẹ nhàng thổi qua làm những tán lá đa rung rinh như những cánh bướm. Dưới gốc cây, các bạn học sinh đang  vui đùa, có nhóm chơi nhảy dây, đá cầu, có nhóm đang trò chuyện vui vẻ.

Cây đa ở làng em đã chứng kiến nhiều biến đổi của thời gian và không gian, nó cũng là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Nó gợi cho những người đi xa nhớ về quê hương của mình, nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nơi đã để lại cho mình biết bao kỉ niệm của một thời thơ ấu.

Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 2

Làng Thọ Vĩnh quê em có cây đa cổ thụ. Ông nội em cho biết cây đa cùng tuổi với đình làng: hơn hai thế kỉ.

Gốc đa to, xù xì, bốn năm người lớn ôm mới xuể. Ngọn đa cao vút chọc trời xanh. Đa có nhiều cành, nhiều rễ phụ to như cột đình, cột nhà. Lá đa bằng bàn tay người lớn, dày và bóng. Lá đa non màu đồng hun. Búp đa chĩa ra như những mũi giáo nhọn hoắt màu nâu đỏ.
Tán đa xanh um, che rợp mái đình, sân đình và ao đình. Trái đa to bằng quả cà. Trái đa chín màu nâu thẫm như quả táo Tầu trong thang thuốc bắc, có nhiều hạt nhỏ bằng hạt kê, ngòn ngọt. Mùa đa chín, sáo đen mỏ vàng, sáo sậu kéo đến hàng đàn, tranh nhau, cãi nhau chí choé suốt ngày, suốt buổi.

Cây đa là vẻ đẹp của quê em, là niềm tự hào của bà con làng Thọ Vĩnh. Trên đường đi học về, từ xa nhìn ngọn đa làng, chúng em vẫy tay rối rít, vừa chạy vừa reo.

Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 3

Trước ngôi chùa làng em, có cây đa cổ thụ cao vượt lên trên mái ngói xanh rêu, nổi bật trên nền trời, vẻ uy nghi hùng vĩ. Theo lời các cụ già, cây đa này đã có tới trăm năm tuổi. Cùng với ngôi chùa cổ kính, cây đa tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng trong vùng.

Từ đằng xa, người ta đã thấy ngọn cao vút, thân cây to lớn và tán lá xanh rì. Khi mây thấp, tưởng chừng như cây chạm tới trời xanh. Những hôm trời nắng, bóng mát che rợp cả ngôi chùa. Thân cây to lớn khác thường, ba người lớn dang tay ôm không xuể. Vỏ cây màu nâu đậm, xù xì như da cóc, rễ lớn ăn sâu, bò rộng xung quanh giữ vững thân cây. Đẹp nhất là những rễ phụ, buông từng dây xuống, lơ lửng trên không như râu bạch tuộc. Cành đa xòe rộng ra tứ phía, lá dày chi chít, xanh bóng rất đẹp. Trái đa chùm chùm vàng sậm, đỏ gạch trông đẹp mắt, mùa trái chín, chim sáo về ăn ríu rít cả sân chùa.

Cây đa đem bóng mát giữa trưa hè cho trẻ chăn trâu, cho người qua đường nghỉ chân ngắm cảnh. Cây đa là cảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam, tạo không khí thanh bình, êm ả.

Tả cây đa (hay cây xoan) nơi vườn quê, làng quê – Bài số 4

Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.

Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau. Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.

Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào. Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.

Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyến thống làng lâu năm. Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0