21/02/2018, 09:40

Tả bà ngoại của em

– Bài làm 1 Bà ngoại tuy không sống chung với gia đình em nhưng là người mà em tôn trọng và yêu quý. Bà ngoại em năm nay gần 80 tuổi, mái tóc dày và bạc phơ. Thân hình bà hơi đậm, bước đi chậm chạp và phải chống gậy do bệnh người già và bệnh đau xương khớp ở chân. ...

– Bài làm 1

Bà ngoại tuy không sống chung với gia đình em nhưng là người mà em tôn trọng và yêu quý.

van mau ta ba ngoai cua em

Bà ngoại em năm nay gần 80 tuổi, mái tóc dày và bạc phơ. Thân hình bà hơi đậm, bước đi chậm chạp và phải chống gậy do bệnh người già và bệnh đau xương khớp ở chân. Gương mặt bà ngoại em rất hiền hậu, những nếp nhăn xô đẩy nhau trên mặt bà cũng không làm mất đi vẻ phúc hậu của bà.

Đôi mắt bà tuy đã mờ đi rất nhiều nhưng còn rất trong, ở khóe mắt hằn vết chân chim vì sự nhọc nhằn vất vả thời còn trẻ. Mỗi lần bà xem tivi đều phải mang kính vì mắt bà nhìn không được rõ nữa.

Bàn tay bà chai sạn, gầy gầy xương xương nhưng rất ấm áp. Mỗi khi nắm lấy tay em, em vẫn thấy được sự ấm áp đó của bà.

Giọng nói của bà trầm ấm, mặc dù bà đã cao tuổi nhưng vẫn kể chuyện cổ tích cho em nghe. Giọng đọc của bà truyền cảm, dễ ru ngủ khi nghe. Tuy bà đã gần 80 tuổi nhưng răng của bà còn rất chắc. Bà bảo rằng đó là do di truyền từ cụ ngoại.

Mỗi lần em đến thăm bà, tiếng gậy cọc cọc gõ lên nền nhà là em biết bà đang có ở nhà. Bao giờ bà cũng hỏi em hôm nay đi học được mấy điểm để bà cho ăn kem.

Những năm gần đây, bà ít đi ra ngoài vì chân tay đã không còn vững nữa. Mỗi lần bà đến thăm gia đình em cũng phải có người chở ra. Bà ngoại rất thương em, hay mua quà bánh cho em. Bà biết em rất thích ăn bánh trứng nên mỗi lần bà qua, bà đều mang cho em ăn.

Tuy em đã lớn nhưng bà vẫn hay bảo em ngồi lên đùi để bà vuốt ve mái tóc. Cử chỉ ân cần đó khiến em rất vui vì có bà ở bên cạnh.

Vì tuổi già nên bà ăn được rất ít cơm, mỗi bữa bà không ăn được một chén cơm, vì bà kêu không thể ăn nổi.

Em mong sao bà sẽ luôn khỏe mạnh, sống lâu với con cháu để sau này lớn lên em sẽ đi thật nhiều nơi và mang về cho bà nhiều món ăn ngon hơn nữa.

– Bài làm 2

Đã lâu rồi em mới có dịp được về thăm quê và gặp lại người mà em vô cùng yêu quý. Đó chính là bà ngoại.

Ngoại em năm nay đã ngoài 90 tuổi, lưng bà còng và mái tóc bạc phơ, vì bị rụng đi nhiều nên giờ còn lại  khá mỏng.  Nhìn thấy bà em vội chạy ùa tới ôm chầm lấy và cũng không khỏi xót xa, hình như bà gầy hơn, và cũng không còn được khỏe như dạo trước nữa. Ấy thế mà khi nãy chỉ mới nghe thấy tiếng cháu ngoài ngõ bà đã vội vàng cầm chiếc gậy quen thuộc lập cập, vội vàng đi thật nhanh để mong được gặp cháu mình. Thế nhưng từng bước đi của bà thật chậm, khó khăn bởi tuổi già và bệnh thấp khớp. Em thương bà lắm.

Gặp em bà rất vui, ôm cháu vào lòng thật lâu và cứ luôn mồm khen cháu dễ thương, rồi như sợ cháu mình đói bà vội vàng vào nhà có bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả mang hết ra cho em ăn, còn nói em ăn xong nghỉ ngơi cho đỡ mệt kẻo vừa mới đi đường xa về, chiều còn ra vườn hái ổi, ngoại nói vẫn dành phần cho em nhiều lắm, ai xin ngoại cũng không cho vì sợ chẳng may hết phần của cháu. Còn nhớ ngay xưa khi còn khỏe, mỗi khi bà ra thăm cháu là tay xách nách mang, lần nào cũng mang theo bao nhiêu trái cây của nhà trồng được, nào mít, nào xoài, khi ổi, khi thì táo và đặc biệt là món chối ngự yêu thích nhất của em. Những lần đó em phải ăn tới hai, ba quả liền, bụng no căng cứ thế cười ha hả làm bà cũng thấy vui lây.

Bà cũng hay kể chuyện cổ tích cho em nghe nữa, qua những câu chuyện bà kể em hình dung ra cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền từ trong quả thị chui ra, cô Cám tàn nhẫn, ác giả ác báo. Em còn tưởng tượng ra như có cây tre trăm đốt dài tận tít mây xanh và anh khoai cày đầu đội khăn xếp hiền lành, chất phác, chiu thương chịu khó. Bà còn kể về chú Cuội ngồi gốc cây đa, về chị Hằng Nga xinh đẹp khiến mỗi khi trăng sáng em lại ngước đầu ngắm trăng và tưởng tượng ra chú cuội đang làm gì trên đó, có phải chú đang mải chơi dể quên trâu ăn lúa như trong câu thơ bà vân thường hay đọc: “ Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời ”

Giờ đây ngoại đã già yếu hơn trước, mắt mờ chân cũng chậm đi, mỗi bữa cố lắm cũng chỉ được nửa bát cơm nhỏ. Nhưng tình yêu bà dành cho cháu thì không có gì đong đếm được. Đối với bà con cháu luôn là nhất. Còn trong thâm tâm em hiện giờ chỉ mong bà khỏe lại được như trước và sống thật lâu bên con cháu để cho chúng em được phụng dưỡng và bà báo đáp công ơn của bà.

– Bài làm 4

Chắc hẳn các bạn ai cũng có bà, em cũng vậy và  bà nội là người cao tuổi nhất trong gia đình em. Bà luôn dạy bảo những điều hay lẽ phải cho con cháu. Em rất yêu quý và kính trọng bà, sau đây em sẽ kể về bà nội của em.

Bà em năm nay đã gần tám mươi tuổi. Lưng bà còng vì vậy đi đâu bà cũng phải chống gậy, da của bà nội em nhăn nheo có nhiều chấm đồi mồi. Tóc bà đã bạc rất nhiều tuy vẫn nhưng mắt bà em vẫn còn rất tinh. Những buổi trưa em ngồi nhổ tóc bạc cho bà, hai bà cháu nói chuyện rất vui vẻ.

Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn thích đọc báo. Mỗi lần như vậy bà lại phải đeo kính lão và khi đọc xong bà em lau chùi chiếc kính cẩn thận và cất vào tủ. Mẹ em kể khi em và em của em còn bé, bà nội chăm sóc chúng em rất chu đáo nhất là nhưng lúc mẹ vắng nhà. Đêm ngủ vì nhớ mẹ không ngủ được nên bà đã kể truyện cổ tích và hát ru cho chúng em nghe. Bà hát hay lắm, bà kể truyện cũng hay, nghe bà hát mà em đã ngủ từ bao giờ không biết.

Bây giờ bà yếu hơn rồi chúng em cũng không còn nhỏ nữa, mỗi khi trái gió trở trời em lại xoa bóp tay chân cho bà em. Bà mỉm cười trìu mến. Em rất yêu quý bà em không chỉ vì bà là người cao tuổi nhất trong gia đình mà còn là vì bà luôn dạy chúng em những điều hay lẽ phải, phải biết kính trên nhường dưới, phải thật thà, làm sai phải xin lỗi và luôn ngoan ngoãn nghe lời ông  bà cha mẹ. Sau giờ học em lại mong thật nhanh về nhà để kể truyện ở lớp, ở trường cho bà nghe.

Bà thật tuyệt vời, em mong bà em luôn khỏe mạnh, sống lâu để em mãi được ở bên bà được nhổ tóc sâu cho bà và được bà chỉ bảo, dạy dỗ.

– Bài làm 5

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

0