05/07/2018, 23:13

Suy nghĩ về ý kiến: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương

Suy nghĩ về ý kiến: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương Bài làm Cẩn thận và cẩu thả là hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau. Cẩn thận là một trong những nhân tố dẫn đến thành công còn cẩu thả khiến mọi việc ...

Suy nghĩ về ý kiến: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương

Bài làm

Cẩn thận và cẩu thả là hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau. Cẩn thận là một trong những nhân tố dẫn đến thành công còn cẩu thả khiến mọi việc đều sôi hỏng bỏng không. Trong một sáng tác của mình, nhà văn Nam Cao đã cực lực phê phán sự cẩu thả. Ông cho rằng: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương".

Cẩu thả trước hết là một cách thức thực thi việc nào đó của con người. Đó là cách làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hòi hợt, không chú ý đến kết quả. Sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến sai phạm, hư hỏng. Những bước đi vội vàng dễ khiến chúng ta vấp ngã. Chữ viết không rõ nét khiên người đọc nó có thể nhầm lẫn chữ tác thành chữ tộ, chữ ngộ thành chữ nị, khiến hiểu sai ý nghĩa. Bài toán giải vắn tắt khó đưa đến đáp số chính xác. Bản vẽ thiết kế cẩu thả có thể dẫn đến những sai chệch về thông Số kĩ thuật trong quá trình thi công. Sự cẩu thả thậm chí còn có thể dẫn tới những tác hại khôn lường mà Nam Cao kết luận là sự bất lương – là không có lương tâm, không có đạo đức nghề nghiệp. Thái độ thiếu trách nhiệm của không ít bác sĩ, y tá ở nhiều bệnh viện đã khiến nhiều người bệnh phải chết oan uổng, thương tâm. Những bài giảng hời hợt của nhiều thầy cô ở một số trường học làm thui chột khả năng nhận thức của các em học sinh.

Bằng ý thức trách nhiệm của một nhà văn chân chính, Nam Cao đã tỏ rõ thái độ không đồng tình với sự cẩu thả của con người trong công việc. Và đó là một thái độ đúng đắn.

Sự cẩu thả nào cũng đáng chê trách nhưng trong một hành động nhất thời còn có thể được dung thứ. Còn sự cẩu thả trong nghề nghiệp thì không thể khoan nhượng bởi nó vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta được nhận lương, được trả công để làm việc vậy mà lại không cố gắng thực hiện công việc một cách chỉn chu. Khi đó, hành vi cẩu thả của chúng ta đồng nghĩa với gian dốì, thiếu ý thức.

Với ý kiến trên, Nam Cao đã khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính.

Để không biên mình thành kẻ bất lương, đê tiện, mỗi người trong bất cứ công việc, lĩnh vực gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, có tinh thần trách nhiệm, coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá con người. Có như thế thì hiệu quả công việc mới cao và chúng ta không phải lo lắng, xấu hổ vì những gì mình đã làm. Tuy nhiên, cũng cần tránh sự tỉ mỉ, kĩ lưỡng quá mức dẫn tới chậm tiến độ công việc hay khiến công việc trở nên rườm rà, rắc rối.

Người xưa có câu: "Cẩn tắc vô áy náy". Thái độ cẩn trọng khi làm việc sẽ giúp chúng ta yên tâm hơn khi tạm nghỉ ngơi hoặc khi đã hoàn thành công việc. Trong học tập, cẩn thận là yếu tố đưa người học đến gần với những thành công.

0