28/05/2017, 14:59

Suy nghĩ về ý kiến: Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất nhất là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống

Nêu hiểu biết của anh (chị) về ý kiến sau: "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất nhất là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống" Cuộc sống được cấu tạo bởi những điều tưởng chừng như đối nghịch, chính bởi chúng mâu thuẫn với nhau mới tạo nên ...

Nêu hiểu biết của anh (chị) về ý kiến sau: "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất nhất là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống" Cuộc sống được cấu tạo bởi những điều tưởng chừng như đối nghịch, chính bởi chúng mâu thuẫn với nhau mới tạo nên cho thế giới trở nên đa sắc, đa âm, đa mùi vị, ta biết ngoài vui còn có buồn, ngoài sướng còn có khổ, cũng như đen trắng, sáng tối, sống chết ...

Nêu hiểu biết của anh (chị) về ý kiến sau: "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất nhất là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống"

Cuộc sống được cấu tạo bởi những điều tưởng chừng như đối nghịch, chính bởi chúng mâu thuẫn với nhau mới tạo nên cho thế giới trở nên đa sắc, đa âm, đa mùi vị, ta biết ngoài vui còn có buồn, ngoài sướng còn có khổ, cũng như đen trắng, sáng tối, sống chết vẫn luôn đi bên nhau theo từng nhịp bước. Trong biển đời mênh mông, vạn vật không có gì là bất tử, có sinh ra rồi cũng sẽ có mất đi, đó là tất yếu, bản thân con người cũng không ngoại lệ. Thế nhưng chết chưa phải là tất cả, chết chỉ là một sự kết thúc nhất thời, điều quan trọng là những giây phút khi còn sống, sống hết mình hết lòng thì cái chết chỉ như một sự nghỉ ngơi, như có người đã từng nói: "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất nhất là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống".

Chết là gì? Đạo Phật cho rằng: “Cái chết cũng tự nhiên như sự sống, cũng đầy mầu nhiệm và huyền diệu như sự sống”. Chúng ta cần hiểu về cái chết để biết sống, ngược lại ta phải thông hiểu về sự sống, để hiểu về cái chết. Chết không phải là sự cáo chung của cuộc đời, nó là sự gián đoạn của một dòng chảy. Cái chết giống như là một bến đỗ, một trạm dừng, một nơi chúng ta xuống tàu để chuẩn bị cho nhiều chuyến đi khác.

Nhưng chung quy lại, chết là sự kết thúc một cuộc đời, con người nằm xuống, nhắm mắt và quên đi tất cả, không còn vướng bận đến cuộc sống hay thế giới bên ngoài, nó là lá chắn giữa con người với sự sống.

Có nhiều người sợ chết, họ cho rằng chết là phải xuống địa ngục (theo quan niệm tâm linh của con người), bị đày đoạ, bị hành hạ, đau khổ… Không ai muốn mình chết khi mà đời vẫn đang đẹp, không ai muốn kết thúc cuộc sống khi vẫn chưa tận hưởng được hết hương vị của đời, bởi thế mà trong suy nghĩ của con người, chết là một điều thật kinh khủng, đáng sợ. Nhưng nghĩ theo chiều hướng khác thì chết vẫn chưa thực sự là khủng khiếp, cái chết chỉ kết thúc cuộc đời con người, ai cũng một lần chết và không ai có thể trường sinh bất tử mãi mãi. Những câu chuyện trong quá khứ kể về những người cố gắng tìm thuốc bất tử, để không phải chết nhưng cuối cùng đều thất bại, bởi lẽ đó là ước muốn viễn vông, nếu không ai phải chết thì thế giới này liệu còn tồn tại? Chỉ cần xem cái chết cũng như những sự kiện khác bình thường trong cuộc đời thì sẽ nhận thấy rằng nó vốn không đáng sợ như ta nghĩ, gương về chúa Jêsu chịu đóng đinh trên thánh giá để chuộc tội cho nhân loại, giả sử Người sợ chết và không dám chịu hình phạt khủng khiếp đó thì liệu nhân loại có chuộc được lỗi của mình. Gương của những anh hùng, liệt sĩ hi sinh trên chiến trận, nếu họ hèn nhát, lo sợ bóng đêm của tử thần thì liệu đất nước có được thanh bình?

Tâm hồn là cái đẹp bên trong của con người, là thước đo đánh giá giá trị thực của một cá nhân, tâm hồn được thể hiện rõ ràng nhất qua tính cách, suy nghĩ của một cá thể. Tâm hồn tàn lụi là tâm hồn bị tổn thương, không còn trọn vẹn, mất đi nét đẹp ban đầu, giống như một sinh linh đang chết dần chết mòn theo thời gian, không còn sức sống, không có màu hồng, bao trùm là cả bóng tối và sự đơn độc do chính tâm hồn đó cố tạo ra cho mình.

Tại sao điều đáng sợ nhất lại không phải là cái chết mà là sự tàn lụi trong tâm hồn? Cái chết như đã nói, chỉ là một sự kết thúc và ai cũng phải chết một lần nên nó cũng chỉ như những sự kiện khác bình thường của con người. Nhưng trái lại, một người khi sống mà như đã chết thì thật đáng sợ. Họ đánh mất niềm tin, không dám bước tiếp vì sợ sẽ vấp ngã tiếp tục trên đường đời, họ không đủ can đảm để đứng dậy, họ không dám đối mặt với sự thật và cách mà họ chọn là sự trốn tránh yếu hèn để rồi làm lỡ phí thời gian quý báu, không kịp cảm nhận cái mới, cái hay, cái đẹp vốn vẫn còn rất nhiều. Dần dà tâm hồn họ sẽ bị chai sạn, không còn cảm nhận được nữa, không có tình thương, mà “tình thương là sự sống của con người”, lúc đó họ không sống nhưng họ vẫn sống nhưng chỉ như những mảnh linh hồn. Chính bởi sự tàn lụi từ trong tâm hồn đã giết chết cái đẹp, để cho cái xấu lấn át dần để rồi con người bị biến tính, họ không còn là mình của trước đây mà đã trở thành một con người khác, gương những người mẹ nỡ giết con mình chỉ vì bị chồng ruồng rẫy, ví dụ như Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu dã man, dù rằng sau đó là sự hối lỗi chân thành, nhưng cũng bởi tâm hồn không còn lành mạnh và đẹp như ban đầu, bị tàn lụi và héo hon bởi những tác động ngoài lề mà dẫn đến những kết cục bi thảm đầy nước mắt.

Cái chết chưa phải là tất cả, chết nhưng để lại tiếng thơm muôn đời thì cái chết ấy vẫn đẹp, điều quan trọng là khi sống, sống hết mình, hết lòng, cống hiến hết sức lực thì không còn gì phải hối hận. Muốn mình hạnh phúc, vui vẻ cho đến tận lúc nói lời chào với cuộc đời thì cần phải giữ tâm hồn mình trong sạch, lành mạnh, không ngừng nuôi dưỡng và bồi đắp để giữ mãi nét đẹp, sự sống ban đầu của nó. Câu nói cũng là lời lên án những thái độ sống hờ hững, vô cảm với cuộc đời; tiêu cực, không dám đối mặt với thất bại, không dám hi vọng và không biết cách tìm những điều mưói lạ, chính bởi điều đó đã, đang và sẽ còn giết dần giết mòn nhiều tâm hồn con người, dẫn đến nhiều kết cục bi thương hơn nữa…

0