Nghị luận câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Nghị luận câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Bài làm 1 Mỗi người có một cuộc đời và có một con đường nhưng tất cả đều có chung mục đích, đó là sự thành công. Bẳng nhiều con đường khác nhau: khó, dễ, bẳng phẳng hay ...
Nghị luận câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông – Bài làm 1 Mỗi người có một cuộc đời và có một con đường nhưng tất cả đều có chung mục đích, đó là sự thành công. Bẳng nhiều con đường khác nhau: khó, dễ, bẳng phẳng hay chông gai họ phải trải qua để đi đến ước mơ mình mong muốn, những thành công không phải ai cũng đến được mà số đông là thất bại, bởi nó phụ ...
– Bài làm 1
Mỗi người có một cuộc đời và có một con đường nhưng tất cả đều có chung mục đích, đó là sự thành công. Bẳng nhiều con đường khác nhau: khó, dễ, bẳng phẳng hay chông gai họ phải trải qua để đi đến ước mơ mình mong muốn, những thành công không phải ai cũng đến được mà số đông là thất bại, bởi nó phụ thuộc phần nhiều vào ý chí, nghị lực của mỗi con người mà điều này không phải ai cũng có, vì thế Nguyễn Bá Học mới nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Con người mấy ai ý thức được “đường đi khó”, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Bởi lẽ họ thường sống trong vòng tay bao che của cha mẹ, khi đi học chỉ biết con đường bằng phẳng từ nhà đến trường hay những con hẻm nhỏ quanh nhà, họ đều có chung một cảm nhận đường đi dễ, lớn lên một chút trải qua nhiều con đường, loại đường có lẽ họ cũng phần nào biết được: đường đi cũng có phần khó khăn, nhưng đấy là những con đường bê tông, đường nhựa hay đường sỏi đá, theo đúng nghĩa với từ đường mà thôi. Ở đây ta phải hiểu rộng ra đó là đường đời tức “đường đi khó”.
“Đường đi khó” vì có những lúc ta một mình nhưng phải đi qua một con đường gập ghềnh, muốn đến vùng đất bình yên phải băng qua núi đèo muôn trùng hiểm trở. Nhưng ở đây nhà giáo Nguyễn Bá Học lại xác định cái “khó” không phải vì “ngăn sông cách núi” mà là ở chỗ “lòng người ngại núi e sông” tức là muốn vượt qua “đường đi khó” phải dẹp bỏ tất cả những gì gọi là e ngại, sợ hãi trong lòng ta. Mọi vật cản rồi cũng sẽ vượt qua bằng ý chí, nghị lực cao độ. Hãy hăng hái tiến lên, ta sẽ băng qua mọi gian nan, thử thách.
Liệu có được chăng? Lẽ thường, thấy đường với núi sông ngăn cách dễ khiến người ta đi mệt mỏi và chùn bước. Nhưng nhìn lại xem bao đời nay đã có rất nhiều người vượt qua chặng đường gian khổ để đi đến vinh quang. Đó là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn anh hùng ngày nào, họ đã từng lâm vào bước đường cùng khi “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội” giữa rừng núi hiểm trở nhưng với lòng quyết tâm, với sức mạnh của ý chí, họ đã: “gắng chí khắc phục gian nan”.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, bộ đội ta đã vượt Trường Sơn đầy nguy hiểm, họ cũng đã từng vượt đèo leo núi, từng phải chịu cảnh sốt rét; chịu những cơn lạnh buốt giá con tim, nhưng những thứ ấy không hề làm bộ đội ta nhụt chí ngược lại càng khiến cho lòng quyết tâm của họ dâng cao ngùn ngụt. Mọi cám dỗ, cạm bẫy của quân thù đều không làm họ lay lòng, ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó khăn đã giúp họ vượt qua tất cả để đi đến thắng lợi vẻ vang.
Rèn luyện ý chí, nghị lực chính là bí quyết tích lũy dẫn đến thành công trong cuộc sống. Bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ và đường đi còn lắm chông gia cần phải vượt qua. Bởi con đường đi đến thành công không bao giở chỉ trải toàn thảm đỏ mà là đầy rẫy những ngã rẽ quanh co, những hiểm nguy khó nhọc luôn hiện ra. Muốn thành công điều quan trọng không phải là chọn con đường nào đi dễ nhất mà là phải làm thế nào để vượt qua được hết chông gai. Muốn thành công ta không thể và không được vì khó khăn mà chùn bước, phải biết đương đầu với nó, trước những trở ngại ta phải có lòng tin, phải quyết tâm cao độ. Để chiến thắng mọi thứ trước hết ta phải chiến thắng bản thân mình, phải tự tin vào khả năng của mình rèn luyện tính kiên nhẫn, lòng quyết tâm, tinh thần gang thép để vượt núi, vượt sông và bao cám dỗ của đường đời.
Lời khuyên dạy của nhà giáo Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc nếu chúng ta hiểu hết ý nghĩa của nó. Con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải giữ quyết tâm, tinh thần luôn sẵn sàng để vượt qua mọi thử thách, ngay từ bây giở mỗi học sinh phải tích lũy hành trang cần thiết để khi thực hiện chuyến đi vào đời sẽ vượt được “đường đi khó”.
– Bài làm 2
Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loạt người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt, qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sổng, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện đế mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống.
Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.
Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.
Cầm vàng mà lội qua sông,
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
– Bài làm 3
Tinh thần vượt khó là một trong những bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống. Nếu như trước trở ngại gian nan mà ta chùn bước thì làm sao có thể làm nên được việc lớn. Đây cũng là bài học rất tâm đắc của bao người từ xưa đến nay. Nguyễn Bá Học là một nhà giáo đồng thòi cũng làm một nhà văn, trong bài “Lời khuyên học trò”, ông đã nêu lên quan niệm ấy: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Lời dạy trên có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cần tìm hiểu để học tập.
Câu nói của Nguyễn Bá Học cho ta thấy rõ hai vấn đề. Trước hết là cái “khó vì ngăn sông cách núi”: sông rộng, núi cao là những chướng ngại vật của thiên nhiên gây ra nhằm cản trở bước tiến của con người. Kế đó là cái “khó vì lòng người”: lòng người hay nản chí thiếu tự tin thì sẽ sợ núi cao sông sâu, chưa đi mà đẫ vội thối lui, chùn bước. Trước hai cái khó ấy thì cái khó ở lòng người mới đáng ngại. Con người thiếu quyết tâm, không có tinh thần vượt khó thì không thể nào có thể vượt núi, qua sông được. Ngược lại, nếu người có nghị lực và quyết tâm thì núi cao bao nhiêu cũng vượt qua, sông sâu rộng đến chừng nào cũng qua được. Câu nói của nhà văn quả thật đã nhắc nhở chúng ta bài học về lòng quyết tâm vượt khổ.
Thật sự, ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó có cần thiết cho mỗi chúng ta không? Quả là cần thiết vô cùng. Vì cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đường đời lại nhiều ngã rẽ quanh co. Trên đường ta đi đâu phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ mà bao nguy hiểm, khó khăn luôn chờ ta phía trước. Nếu muốn thực hiện ước mơ của mình thì những trở ngại gian nan ta không thể lùi bước mà phải ngẩng cao đầu chấp nhận, đón lấy. Thậm chí cả nguy hiểm cũng không sờn – “Bất chấp hổ huyệt, ân đắc hổ tử” nghĩa là không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con, người Trung Quốc đã nói như thế! Như vậy bí quyết giúp ta thành còng không gì khác hơn là ý chí, là nghị lực, là sự kiên trì bền bỉ. Bài học ấy đã được Bác Hồ của chúng ta thực hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng của Người. Và với kinh nghiệm của bản thân Bác đã dạy ta rằng:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Thế mới biết sức mạnh của ý chí, của lòng quyết tâm cổ giá trị vô ngần. Ta nên biết rằng sự thành công nào cũng trải qua cam go, thử thách. Sự nghiệp càng lớn thì khó khăn càng nhiều. Khó khăn càng nhiều thì ý chí phải càng cao. Đến lúc ấy sự thành công mới có ý nghĩa, ta mới quý trọng, nâng niu và giữ gìn những thành quả mình có được.
Hiểu đươc ý nghĩa của lời dạy ấy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải cố gắng rèn luyện cho mình sự bền bỉ, dẻo dai, tập tính kiên nhẫn. Ta phải cố gắng trang bị cho mình vốn kiến thức sâu rộng. Một trinh độ học vấn vững vàng để mai này trở thành con người có tài năng. Vàng thật không sợ lửa. Cũng như người cố tài không sợ gian nan thử thách. Đất nước có được nhiều người tài năng, cố nghị lực như thế thì sợ gì không tiến lên được để sánh vai cùng các cường quốc năm châu?
Tóm lại khó khăn trở ngại trên đường đời là môi trường tốt để thử thách con người. Núi có cao, sông có sâu bao nhiêu, nếu con người không ngại núi, e sông thì sẽ vượt qua được tất cả. Do đó muốn đến với vinh quang của cuộc đời thí ta không nên chùn bước mà mãi vững tin để vươn tới bằng quyết tâm và nghị lực của chính bản thân mình. Ta luôn nhớ rằng “đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
– Bài làm 4
Mọi khó khăn, gian nan, thử thách trong cuộc sống chúng ta đều có thể vượt qua chỉ cần trong mỗi chúng ta có ý chí và nghị lực. Nhưng nếu không có ý chí và nghị lực vững vàng thì cho dù là những khó khăn nhỏ nhất ta cũng không vượt qua được. Đây chính là nội dung của câu nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Cả câu nói là một ẩn dụ lớn mà chúng ta phải tìm hiểu và rút ra được bài học cho chính bản thân mình từ câu nói đó. Trong cái ẩn dụ lớn đó lại ẩn chứa những ẩn dụ nhỏ hơn, chúng ta phải đi từ những cái nhỏ nhất để tìm ra cái cần tìm như câu danh ngôn “chúng ta dời núi bằng cách di chuyển những hòn đá nhỏ trước tiên”. “Đường đi khó” là sự gập ghềnh, khúc khuỷu của những con đường, nhưng ở đây câu nói không chỉ đơn thuần muốn nói đến những con đường đi bình thường, mà “đường đi” ở đây là một ẩn dụ để nói đến con đường đời của mỗi người, tương tự “sông” và “núi” là ẩn dụ để chỉ những khó khăn, gian nan, thử thách mà chúng ta gặp phải trên con đường đời. “Lòng người ngại núi e sông” hàm ý chỉ thái độ nản chí, chùn bước trước những khó khăn thử thách của cuộc đời. Cả câu nói là một lời khuyên, một bài học quý báu cho mỗi người, cuộc đời còn lắm gian nan, trắc trở nhưng hãy dùng ý chí, nghị lưc và niềm tin của mình để vượt qua tất cả.
“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng nhói đau vì những mũi gai”, đúng như lời câu hát, không có con đường đời nào trải đầy hoa hồng, bằng phẳng để cho chúng ta cứ thế bước đi những bước thanh thản, nhẹ nhàng mà vẫn đến được đích thành công mà không phải bỏ ra chút công sức nào. Sự thành công của mỗi người đều phải được đánh đổi bằng ý chí quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại thâm chí cả những hy sinh của bản thân.
Trong thực tế cuộc sống, có nhiều người có số phận bất hạnh, không gặp may mắn. Nhưng họ không cam chịu số phận, vẫn cố gắng vươn lên xóa đi mọi rào cản để đi đến thành công. Tất cả là nhờ vào ý chí, nghị lực và niềm tin bất diệt vào cuộc sống không gì ngăn cản được. Họ vẫn cố gắng sinh tồn cho dù chỉ là một chút hi vong nhỏ nhoi. Như thi sĩ Hàn Mặc Tử, cho dù bị bênh tật giày vò, nhưng vẫn cố gắng để cho ra đời những tác phẩm kiệt tác, hay như thầy Nguyễn Ngọc Ký, cho dù bị liệt cả hai cánh tay nhưng điều này không đồng nghĩa với việc thầy từ bỏ ước mơ, khát khao học tập của mình. Bị liệt hai tay thì thầy dùng chân thay đôi tay để cầm bút viết. Và nhờ ý chí nghị lực của mình, thầy đã vượt qua mọi ánh mắt kì thị của bạn bè để giờ đây thầy trở thành một nhà văn, một thầy giáo có danh tiếng trong cả nước. Hoặc đơn giản hơn là những bạn học sinh, sinh viên, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn cố gắng học tập và đạt nhiều thành tích, nhiều bạn còn đỗ thủ khoa vào các trường đại học danh tiếng trên cả nước.
Nhưng đó không phải là tất cả, không phải ai cũng làm được điều đó, vẫn còn một số người tạo hóa cho họ như thế nào thì họ cam chiu một cách thụ động và từ bỏ khát khao thay đổi. Những người này khi gặp khó khăn, thử thách, họ chỉ biết bỏ mặc, không chịu phấn đấu để vượt qua, họ cam chịu và coi đó là sự an bài của số phận, muốn thay đổi cũng không được. Khi thất bại, họ từ bỏ mà không biết rằng “thất bại là mẹ thành công”, phải trải qua thất bại mới rút ra được kinh nghiêm cho bản thân và vun đắp ý chí nghị lực. Biết đứng lên sau vấp ngã đã là thành công của chính bản thân mình.
Ý chí, nghị lưc là rất cần thiết trong cuộc sống, người có ý chí nghị lực sẽ vượt qua tất cả sự nặng nhọc và có thể đạt đến bất cứ mục tiêu nào. Hãy nhớ rằng niềm tin, ý chí và nghị lực là chìa khóa để mở mọi cánh cửa thành công.
– Bài làm 5
Được sinh ra trên đời là một diễm phúc đối với mỗi con người. Thế nhưng để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người luôn phấn đấu để thật sự “thành người” là cả một quá trình đấu tranh. Để nói về một quan niệm sống cần phải có nghị lực, ý chí, Nguyễn Bá Học có một đúc kết thật hay: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhung dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cô gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chi Minh: “Không có việc gì khó; Chỉ sợ lòng không bền; Đào núi và lấp biển; Quyết chí ắt làm nên”.
Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của mội người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vươn lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đổì mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khán sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và cổ đủ quyết tâm để vượt qua nó.
Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công. Con đường Hồ Chí Minh đi đến giải phóng dân tộc quả không dễ dàng. Chế Lan Viên từng dùng hình ảnh “viên gạch hồng” mà Bác đã sưởi ấm cả một mùa đông. Đó mới chỉ là một trong cái khó về thiếu thốn vật chất thường ngày mà Bác phải trải qua. Để giác ngộ những trí thức hải ngoại, thấu đạt được tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác mà hỗ trợ cũng là cả một vấn đề. Xây dựng được cơ sở Đảng phải trải qua muôn vàn khó khăn; tìm kiếm vũ khí; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế,… Đó là những chặng đường Bác đã trải qua. Những năm tháng tù đày, sống và hoạt động trong vòng bí mật. Sau này giành được hoà bình, con đường Bác phải tiếp tục là làm cho dân no ấm,… Ôi, biết bao là khó khăn. Vậy mà Bác đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Nếu không có những bản lĩnh phi thường, một trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, thử hỏi làm sao vượt qua con đường ấy?
Bởi vậy, lúc rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước Bác chỉ có mỗi mình trong lặng lẽ, nhưng khi nằm xuống, đã có hàng vạn, hàng vạn trái tim của đồng bào hướng về Hà Nội, hướng về Bác mà rơi lệ tiếc thương. Hằng ngày, ta vẫn thấy những bà mẹ nghèo tần tảo nuôi con. Dẫu cho con họ từng bước lớn lên trong từng chén cơm cơ hàn, nhưng vẫn được đến trường từ gánh hàng rong của mẹ. Điều đó, ta đã từng được nghe, được thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những đôi vai gầy gò, và gánh hàng còm cõi, họ vẫn đầy nghị lực và khát vọng hướng con đến con đường tươi sáng với những thiết tha cao đẹp. Ngày ngày, ta vẫn thấy biết bao người tật nguyền rong ruổi trên khắp nẻo đường. Họ mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân số phận mà lương thiện. Họ đã sống bằng nghị lực phi thường.
Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chứng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loại người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vi những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó m khăn sẽ không vượt qua được. Chúng ta cứ thử một lần bước qua những thử thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sống, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện để mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống. Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đôi mặt với mọi khó khăn.
Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn ‘thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách. Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.