25/05/2017, 00:20

Suy nghĩ về tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.

Đề bài: Em hãy trình bày cảm nhận của mình về tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.  Xưa nay, trong văn học đã có rất nhiều tác phẩm khai thác về tình mẫu tử thiêng liêng, viết về các tình cảm lớn lao, sự yêu thương,hi sinh của người mẹ dành cho con của mình không thể hiếm. Nhưng viết về ...

Đề bài: Em hãy trình bày cảm nhận của mình về tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.  Xưa nay, trong văn học đã có rất nhiều tác phẩm khai thác về tình mẫu tử thiêng liêng, viết về các tình cảm lớn lao, sự yêu thương,hi sinh của người mẹ dành cho con của mình không thể hiếm. Nhưng viết về tình phụ tử thì không phải như vậy, vẫn có những tác phẩm viết về đề tài này nhưng không nhiều bằng tình mẫu tử. Cũng có lẽ vì tình cảm yêu thương của những người cha thường thầm ...

Đề bài: Em hãy trình bày cảm nhận của mình về tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.

 Xưa nay, trong văn học đã có rất nhiều tác phẩm khai thác về tình mẫu tử thiêng liêng, viết về các tình cảm lớn lao, sự yêu thương,hi sinh của người mẹ dành cho con của mình không thể hiếm. Nhưng viết về tình phụ tử thì không phải như vậy, vẫn có những tác phẩm viết về đề tài này nhưng không nhiều bằng tình mẫu tử. Cũng có lẽ vì tình cảm yêu thương của những người cha thường thầm lặng, ôn tồn mà không ồn ào, không dễ để có thể nhận biệt được. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã viết về tình cảm lớn lao của ông Sáu với con của mình, cũng như bao người cha khác, ông hết lòng yêu thương con gái của mình, ông luôn dành những gì tốt nhất cho con của mình, và lời hứa với con gái thì ông kiên quyết thực hiện đến cùng, đến ngay cả giây phút cuối cùng của cuộc đời mình thì tình cảm dành cho con gái vẫn luôn da diết, hiện hữu trong trái tim của ông.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” kể về câu chuyện cảm động về tình cha con của ông Sáu, một người chiến sĩ cách mạng với người con gái của mình tên Thu. Khoảng cách về địa lí không hề làm tình cha con bớt da diết, thiêng liêng, chiến tranh cũng chỉ có thể hủy hoại sự sống của con người nhưng những tình cảm, những giá trị  tinh thần thì mãi tồn tại trong trái tim mà không một thế lực bạo tàn nào có thể tàn phá nổi. Nguyễn Quang Sáng đã mang lại cho người đọc những sự xúc động mạnh mẽ khi chứng kiến những tình cảm sâu nặng mà ông Sáu dành cho bé Thu, đó là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và rất đáng trân trọng.

Ông Sáu là một người chiến sĩ cách mạng quả cảm, anh dũng. Ngay từ rất trẻ ông đã tự nguyện xin đi bộ đội để đấu tranh, để đòi lại cho dân tộc hòa bình, độc lập. Đó là một con người đầy ý thức, đầy trách nhiệm với quê hương, với dân tộc. Nhưng cũng vòi sự dữ dội của chiến tranh mà ông đã không thể thường xuyên gặp mặt người con gái nhỏ bé mà mình vẫn luôn hết mực yêu thương, đó là bé Thu. Lúc ông Sáu đi bộ đội thì bé Thu còn rất nhỏ, vẫn chưa nhận thức được nên cũng không thể biết ông Sáu là bố mình. Để đến khi lớn lên rồi, vì không được gặp ba nên mặt mũi của ba ra sao thì cô bé cũng không phân biệt nổi. Từ đó mới dẫn đến tình huống đau lòng, đó là ông Sáu dù đã trở về nhưng bé Thu nhất quyết không nhận đó là ba mình, thậm chí còn xa lánh, hắt hủi ông như một người xa lạ.

Khi được đơn vị cho về nghỉ phép vài ngày để thăm gia đình, ông Sáu đã vô cùng hồi hộp, mong chờ và vui mừng khi mình sắp được gặp con gái mà ông yêu quý nhất. Trên đường về đã rất nhiều lần ông tưởng tưởng ra cảnh bé Thu sẽ vui mừng mà chạy đến ôm chầm đến ông. Đọc truyện ta có thể thấy ông không chỉ hồi hộp mà còn vô cùng nôn nóng. Có lẽ tình cảm cha con vốn sâu nặng lại bị chiến tranh chia cắt nên giờ phút được gặp lại con không tránh được sự xúc động, nôn nóng. Khi thuyền vừa cập bến, ông Sáu đã vội vã nhảy lên bờ, nhìn thấy một bé gái đang chơi ở gốc dừa, chính tình phụ tử đã linh cảm cho ông biết, đó chính là bé Thu, con gái của mình. Ông ông kìm né được sự xúc động, thể hiện qua lời nói đầy tình cảm: Thu, ba đây. Ba của con đây.

Tuy nhiên, mọi việc xảy ra lại không như những tưởng tượng, hình dung trước đó ông đã mường tượng ra. Cảnh cha con đoàn viên không có những giọt nước mắt, không có cái ôm thật chặt của bé Thu. Bé Thu vì bị người lạ bất ngờ ôm lấy thì đã sợ hãi vùng ra, vừa chạy vừa gọi mẹ. Mọi việc diễn ra quá bất ngờ nên ông Sáu không kịp phản ứng, cảm xúc trong ông lúc ấy là sư hụt hẫng, đau đớn không nói lên lời. Tuy nhiên, ông cũng tự trách mình đã quá nóng vội, đã vồ vập khiến cho bé Thu hoảng sợ. Mà ông nào có ngờ được chính vết sẹo lớn trên mặt của ông đã dọa cho bé Thu hoảng sợ, và cũng chính vì vết sẹo ấy mà dù mẹ và bà có nói gì thì bé Thu cũng kiên quyết không nhận ông Sáu là ba của mình.

Trong bữa cơm gia đình, vì thương con nên ông Sáu đã gắp cho bé Thu cái trứng cá lớn nhất. Bé Thu không những không cảm ơn hay tỏ ra vui mừng mà còn dùng đũa hất tung miếng cá làm bát cơm văng tung tóe. Vì quá nóng giận, không thể kiềm nén được sự tức giận ấy mà ông Sáu đã vô tình đánh bé Thu. Có thể thấy ông Sáu không hề cố ý đánh bé, vì bé quá ngang bướng nên ông mới không kiềm chế được. Nhưng khi đánh con xong bàn tay của ông còn run run, ông không tin chính bàn tay ấy vừa đánh đứa con gái bé bỏng của mình. Cũng chính hành động lúc nóng vội ấy đã khiến cho ông hối hận không thôi, qua đây ta cũng thấy tấm lòng của người cha thật đẹp, tuy đánh con nhưng cha còn đau gấp mười lần.

Bé Thu kiên quyết không chịu nhận cha, đến phút cuối cùng khi phải tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ cách mạng, ông Sáu vẫn mang nỗi lòng nặng trĩu tâm sự, ông cũng tin chắc rằng bé Thu sẽ không chịu ra tiễn ông. Ông thương con nên cũng không một lần trách móc con, dù con bé có phản ứng ngang ngược trước những hành động quan tâm của ông. Nhưng ông trời không phụ lòng người cha ấy. Vào phút cuối cùng khi bé Thu cất tiếng gọi ba, ông Sáu đã xúc động khôn nguôi, ông cảm thấy mãn nguyện và có thể nhẹ lòng mà lên đường.

Vì đã hứa lần về phép sau sẽ mang về cho bé Thu một cây lược ngà nên khi chiến đấu, ông nhặt được một mảnh ngà voi, ông đã vui mừng như nhặt được một thứ gì đó quý giá, lớn lao lắm. Không chỉ vậy, ông còn tỉ mỉ mài từng miếng ngà thành chiếc lược tặng con và còn đặc biệt khắc lên đó dòng chữ: Tặng Thu, con gái yêu của ba. Vào giây phút cuối cùng của cuộc đời mình thì hình ảnh của bé Thu cũng tràn ngập tâm trí của ông, tình cmar dành cho bé Thu vẫn đầy ắp trong trái tim. Và chỉ khi nhận được sự đồng ý của ông Ba là sẽ giao chiếc lược tận tay cho bé Thu thì ông mới thanh thản mà nhắm mắt xuôi tay.

Như vậy, qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã mang đến cho độc giả một câu chuyện thật đẹp về tình cha con. Dù có bị chia li bởi sự dữ dội của chiến tranh, dù có bị cái chết tước đoạt đi sự sống thì tình cảm thiêng liêng ấy chưa một lần xây xướt, chưa một lần phôi pha. Tuy đến cuối cùng, ông Sáu không còn nữa nhưng tình cảm dành cho bé Thu vẫn mãi vẹn đầy, mà chứng nhân cho tình cảm đó chính là chiếc lược mà ông Sáu dành tặng cho bé Thu.

0