25/05/2017, 00:19

Bình luận câu Tiên học lễ hậu học văn

Đề bài:  Em hãy bình luận và trình bày hiểu biết của mình về câu Tiên học lễ hậu học văn.  Trong khuôn viên của các trường học, ngoài sự rộng rãi, thoáng mát của bầu không khí thì ta sẽ luôn bắt gặp hình ảnh quen thuộc nơi đây, đó chính là một câu khẩu hiệu mà dường như học sinh nào cũng thấy gần ...

Đề bài:  Em hãy bình luận và trình bày hiểu biết của mình về câu Tiên học lễ hậu học văn.  Trong khuôn viên của các trường học, ngoài sự rộng rãi, thoáng mát của bầu không khí thì ta sẽ luôn bắt gặp hình ảnh quen thuộc nơi đây, đó chính là một câu khẩu hiệu mà dường như học sinh nào cũng thấy gần gũi và thuộc lòng lòng, câu khẩu hiệu “Tiên học lễ – Hậu học văn”. Đây là câu khẩu hiệu nói về mục đích của việc giáo dục con người, cũng là câu nói khuyên dăn, chỉ bảo cho ...

Đề bài:  Em hãy bình luận và trình bày hiểu biết của mình về câu Tiên học lễ hậu học văn.

 Trong khuôn viên của các trường học, ngoài sự rộng rãi, thoáng mát của bầu không khí thì ta sẽ luôn bắt gặp hình ảnh quen thuộc nơi đây, đó chính là một câu khẩu hiệu mà dường như học sinh nào cũng thấy gần gũi và thuộc lòng lòng, câu khẩu hiệu “Tiên học lễ – Hậu học văn”. Đây là câu khẩu hiệu nói về mục đích của việc giáo dục con người, cũng là câu nói khuyên dăn, chỉ bảo cho những người học sinh về việc học tập, rèn luyện, đó chính là học lễ và học văn, tức là vừa học tập về lễ, vừa học tập về văn hóa.

“Tiên học lễ – Hậu học văn” là câu khẩu ngữ nói về lời khuyên của những người đi trước, cũng có thể là những người thầy, những người cô và việc học hành, rèn luyện của các em học sinh ở trường. Bởi học tập là hoạt động có mục đích, nên ngay từ ban đầu, người đi trước cũng hướng cho các em đến những mục đích đúng đắn, tránh cho các em học tập theo hướng mất cân đối, học được cái này mà tỏ ra coi thường, lơ là với cái kia. Đây cũng là câu khẩu hiệu được đề ra nhằm mục đích vì sự phát triển toàn diện của các em học sinh, hướng các em đến việc hoàn thiện nhân phẩm cũng như đạo đức, tri thức. Là tiền đề để sau này các em trở thành những hậu duệ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Câu khẩu ngữ này trước hết đề cập đến việc học lễ “Tiên học lễ”. Ta có thể hiểu ở đây là những lễ nghi, những phép tắc, chuẩn mực cũng như cách ứng xử có văn hóa của con người trong cuộc sống hành ngày cũng như cuộc sống ở ngoài xã hội. Khi xưa, trong đạo Nho, Khổng Tử và Mạnh Tử rất đề cao chữ lễ, bên cạnh các yếu tố khác như: trung, hiếu, nghĩa…Bởi một người quân tử thì không thể thiếu đi chữ lễ, đó chính là sự kính trọng, phép cư xử của người dưới với người trên, mà ở đây là nhà vua, triều đình, những người thuộc tầng lớp trên. Còn ở trong câu nói này, nó không chỉ có những ý nghĩa trong trường học mà có ý nghĩa trong đời sống.

Hoạt động giáo dục ở trường học của giáo viên với học sinh là truyền thụ, chỉ dẫn để các em tiếp nhận những tri thức, những hiểu biết về thế giới rộng lớn xung quanh, để sau này khi bước chân vào đời các em không bị bỡ ngỡ và có những cách phản ứng, xử sự phù hợp. Câu nói “Tiên học lễ” là nhắc nhở đến hoạt động dạy của giáo viên, qua đó, người giáo viên phải luôn thận trọng, đề cao việc dạy về cách ứng xử, giúp các em tu dưỡng đạo đức, hình thành nhân cách theo hướng tích cực bên cạnh việc tích lũy tri thức, hiểu biết cho các em. Bởi suy cho cùng, mục đích giáo dục của người giáo viên cũng là giúp những người học sinh của mình hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, có tri thức và trở thành những người có ích cho quê hương, cho đất nước.

Đó là xét câu nói trong mối quan hệ với người giáo viên, người giảng dạy trong nhà trường. Câu nói này còn có ý nghĩa hơn đối với bản thân người học sinh, bởi nó nhắc nhở những người học sinh về hoạt động học ở trường, đó là học để làm gì, học như thế nào để đúng nghĩa với từ “học”. Trước hết, người học sinh cần phải học chữ “lễ”, tức là cần học về cách ứng xử đúng đắn, chuẩn mực cũng như chú ý rèn luyện để trở thành những người có văn hóa, biết cách cư xử lễ phép, có đạo đức không chỉ với thầy cô ở trường mà còn đối với bố mẹ, người thân trong gia đình cũng như bạn bè và những con người khác trong xã hội.

Việt Nam rất coi trọng đạo đức, lễ nghĩa, là một dân tộc có văn hóa nên ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động dạy và học thì đã có sự định hướng sẵn cho mỗi em học sinh. Trong cái hoạt động học ấy thì học lễ nghi, phép tắc là quan trọng nhất để có cách cư xử phù hợp, hình thành được nhân phẩm tốt đẹp. Nhưng nếu “tiên học lễ” là điều kiện tiền đề, cốt yếu thì “hậu học văn” lại là điều kiện cần, bởi trở thành một người có đạo đức thôi chưa đủ, phải thường xuyên tu rèn tri thức. “Văn” ở đây ta không nên hiểu theo nghĩa hẹp của nó, đó là môn ngữ văn. Ta cần hiểu nó theo nghĩa rộng nhất, đó chính là văn hóa, học văn hóa con người sẽ có thêm những tri thức, hiểu biết trong cuộc sống, đó chính là nền tảng để các em học sinh trở thành những người con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Điều đặc biệt là hoạt động học lễ nghi, cách cư xử và văn hóa phải diễn ra đồng thời, câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” không phải nhấn mạnh yếu tố nào hơn yếu tố nào mà muốn nói với các em học sinh, dù có tài giỏi đến đâu nhưng không có văn hóa thì cũng không có giá trị gì đối với đời sống cả. Như Bác Hồ vĩ đại của chúng ta từng nói: Có tài mà không có đức là đồ bỏ đi, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó khăn.

 

0