Suy nghĩ về hai tiếng “cảm ơn”.
Đề bài: Suy nghĩ của em về hai tiếng "cảm ơn". Bài làm Ông cha ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nhằm nhắc nhở chúng ta về cách đối nhân xử thế, nên biểu hiện ứng xử có văn hóa. Và lời cảm ơn và một trong những biể ...
Đề bài: Suy nghĩ của em về hai tiếng "cảm ơn".
Bài làm
Ông cha ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nhằm nhắc nhở chúng ta về cách đối nhân xử thế, nên biểu hiện ứng xử có văn hóa. Và lời cảm ơn và một trong những biể hiện của hành vi văn minh, lịch sự trong giao tiếp. Khi lời cảm ơn được thể hiện một cách chân thành, mối quan hệ giữa con người với con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Ngày nay khi xã hội phát triển, nhịp sống hiện đại khiến cho văn hóa cảm ơn, xin lỗi bị mai một dần. Con người với con người nhiều khi gửi đến nhau lời cảm ơn nhưng chứa đựng sự lạnh nhạt nhiều hơn là tình cảm nồng ấm
Biết ghi ơn và nói lời cảm ơn là một cách thể hiện văn hóa đạo đức, nguyên tắc đạo đức. Người Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn mang trong mình tư tưởng đạo lý sống trọng tình nghĩa, ngay thẳng, tự trọng cao biết xin lỗi khi mắc lỗi và biết nói lời cảm ơn khi nhận ơn huệ từ người khác.
Khi ta nhận được một ân huệ từ người khác và thể hiện lòng biết ơn của mình bằng lời cảm ơn, không những khiến lương tâm ta thấy thanh thản, mà ngay cả người làm ơn cũng sẽ thấy vui. Nếu ta không biết ghi ơn, khi gặp khó khăn về sau, chúng ta cũng khó nhận thêm sự giúp đỡ nữa. Hai tiếng “cảm ơn” tạo nên chất xúc tác tích cực khiến cho con người với con người trở nên gần gũi với nhau hơn, xã hội trở nên gắn kết, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
.
Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, nhất là những người trẻ thờ ơ, vô cảm với con người trong cuộc sống nên đã khiến văn hóa cảm ơn ngày càng bị mai một. Bài học về cách nói hai chữ “cảm ơn” đáng lẽ phải là bài học về đạo đức, về phép lịch sự đầu tiên mà con người cần được học tập và cần nhận thức được sự quan trọng của nó. Ông cha ta cũng có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đừng nên coi thường những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy.
Cuộc sống càng hiện đại, thì nhịp sống càng xô bồ. Đời sống kinh tế quyết định được nhiều điều quan trọng và nhu cầu về hưởng thụ vật chất chiếm vị trí áp đảo trong suy nghĩ của nhiều người khiến cho tinh thần, tư tưởng và tình cảm của con người cũng trở nên thực tế, thực dụng hơn, người ta tính toán thiệt hơn nhiều hơn và ít quan tâm đến nhau hơn. Ảnh hưởng từ lối suy nghĩ và hành động ấy, hai tiếng “cảm ơn” giản dị cũng ít nhều bị ảnh hưởng, bị khước từ sử dụng rất nhiều.
Và chỉ vì lời cảm ơn không còn nhiều sự phổ biến, vì con người với tâm hồn nhiều chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết. Con người không biết nói lời cảm ơn thì sẽ trở thành kẻ vô ơn và một con người bất nghĩa.
Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ một người và nhận được lời cảm ơn chân thành từ họ? Chắc hẳn sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui sướng và thấy mình sống có ích hơn rất nhiều phải không? Vậy khi làm ơn mà lại không nhận được lời cảm ơn đúng nghĩa thì sẽ thế nào? Chúng ta đều thừa hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong cuộc sống nhưng tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn khi nói về nó? Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, biết nhận thức và quý trọng sự giúp đỡ của người khác.
Biết nói lời cảm ơn là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Hãy nói lời cảm ơn đến bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này, đã nuôi nấng, yêu thương, chăm sóc bạn. Hãy gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo những người đã đem ánh sáng tri thức đến cho bạn, cho bạn vươn tới những ước mơ cao xa. Hãy nói lời cảm ơn đến những người bạn luôn bên cạnh bạn kể cả khi bạn vui vẻ hay buồn rầu. Hãy nói lời cảm ơn khi nhận được lời khuyên bảo vì điều nó sẽ là bài học đúc rút kinh nghiệm cho bạn… Và hãy gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ mình, dù chỉ là những chuyện nhỏ nhất. Hãy nói lời cảm ơn thật tâm, thật lòng xuất phát từ trái tim bạn.
Biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng, lời nói cảm ơn luôn phải thống nhất với hành động thiết thực cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, không thật tâm, chỉ nói cho có. Mỗi người chúng ta hãy luôn tâm niệm với bản thân mình nói lời cảm ơn khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Nguyễn Lưu