Phân tích giá trị nghệ thuật của truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài Bài làm Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn đa phong cách ông có thể viết lên những tác phẩm vô cùng sinh động gắn liền với tuổi thơ Việt Nam như tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" Ông cũng là ...
Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài
Bài làm
Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn đa phong cách ông có thể viết lên những tác phẩm vô cùng sinh động gắn liền với tuổi thơ Việt Nam như tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký"
Ông cũng là một nhà văn hiện thực cách mạng lỗi lạc, gắn liền tác phẩm của mình với những người dân lao động khốn khổ vùng núi rừng Tây Bắc.
Thông qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" nhà văn Tô Hoài muốn tố cáo tội ác của chế độ thực dân phong kiến, chế độ cầm quyền thời xưa bóc lột người dân lao động tới tận cùng, khiến cho họ không hề có lối thoát.
Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật với sức sống bên trong tâm hồn của nhân vật thể hiện sức sống vô cùng mãnh liệt, cho thấy sức sống âm ỉ tiềm tàng dai dẳng của nhân vật Mị, và A Phủ.
Nếu như nhân vật A Phủ bộc lộ những chủ yếu qua hành động dứt khoát, mạnh mẽ, thì nhân vật Mị lại thể hiện qua nội tâm, Mị có rất ít lời thoại, hành động lặp đi lặp lại một số công việc thường làm mỗi ngày.
Nhân vật Mị được miêu tả như con rùa sống trong xó cửa, lầm lũi, mặt lúc nào cũng cúi xuống, buồn rười rượi, thể hiện sự đau khổ, của một cô gái có nội tâm sâu sắc.
Có thể nói thành công lớn nhất của nhà văn Tô Hoài trong tuyệt phẩm "Vợ chồng A Phủ" chính là tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Mị. Mị có cuộc sống vô cùng lầm lũi, ít nói, khép kín. Dù Mị còn trẻ lắm nhưng Mị đã bỏ qua hết tuổi xuân của mình kể từ khi làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
Nhân vật Mị phải làm vợ một người đàn ông mà mình không hề thương yêu, không hề tôn trọng tâm tư tình cảm của cô đó là A Sử. Hắn thường xuyên đánh đập Mị không thương tiếc, hắn thường xuyên trói Mị vào chiếc cột trong phòng bếp.
Mị tuy mang tiếng là con dâu nhưng thực chất lại là nô lệ phải vào nhà thống lý Pá Tra để làm việc trả nợ cho gia đình chồng. Nhiều lần Mị định dùng lá ngón tự tử để kết thúc cuộc sống của mình. Nhưng thương cha mẹ già yếu, nếu Mị chết đi rồi thì ai sẽ làm việc trả nợ cho gia đình thống lý. Họ nhất định sẽ bắt cha mẹ cô làm việc trả nợ cho tới chết.
Bề ngoài cô im lặng, lầm lũi, ít nói, nhưng ẩn chứa bên trong nhân vật Mị chính là một con người vô cùng mạnh mẽ có sức sống tiềm tàng như ngọn lửa đó như một đống tro không bao giờ tắt. Nó cứ âm ỉ âm ỉ cháy.
Trong đêm lễ hội mùa xuân, Mị đã lấy hũ rượu ra uống, hơi men cứ ngấm dần trong cơ thể khiến cho Mị cảm thấy rạo rực trong người. Cô cảm thấy mình còn trẻ lắm, nhiều người phụ nữ có chồng vẫn đi chơi mà, Mị muốn đi chơi hội, tiếng kèn gọi bạn, cứ da diết mãi.
Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả nhân nội tâm của Mị trong đoạn văn này vô cùng sinh động, thể hiện tấm lòng của tác giả với nhân vật của mình, thể hiện sự nhân văn của tác giả. Nhà văn Tô Hoài đã nhập vào nhân vật tâm trạng với con mắt tinh tường và tấm lòng bao dung của mình như người trong cuộc vậy.
Một nhân vật Mị âm thầm sống lầm lũi trong bóng tối nhưng tâm hồn luôn khát khao hạnh phúc, muốn hướng tới cuộc sống mới với những điều mới mẻ.
Nhà văn Tô hoài là một nhà văn có sự tinh tế tài tình trong việc miêu tả thiên nhiên, và những phong tục của người dân tộc vùng Tây Bắc. Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" nhà văn Tô Hoài đã miêu tả rất tỉ mỉ, tinh tế, sâu sắc.
Tác giả Tô Hoài đã phác họa lên một bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc trong mùa xuân vô cùng thơ mộng, hùng vĩ, thể hiện sự chân thành của những con người dân tộc Mông chân chất, hiền lành.
Nhà văn Tô Hoài cũng phác họa những phong tục tập quán của người dân tộc Mông trong ngày lễ Tết, những phong tục chơi xuân, tiếng kèn gọi bạn, cảnh nam nữ vui chơi, …
Tác giả Tô Hoài đã sử dụng giọng văn trần thuật nhẹ nhàng phù hợp với nội dung cốt truyện của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ". Thông qua cách miêu tả, kể truyện của tác giả cho thấy sự tinh tế, và tinh thần cảm thông của tác giả với nhân vật của mình.
Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" đã để lại những ấn tượng sâu sắc với người đọc, tố cáo tội ác của tầng lớp bóc lột, cường hào,ác bá, của chế độ phong kiến.
Thảo Nguyên
Từ khóa tìm kiếm
- nghệ thuật xây dựng nhântrong truyen vo chong a phu vật của tô hoài
- Phân tích giá trị nghệ thuật vợ chồng aphủ
- phân tích a phủ
- phan tich gia tri nghe thuat trong vo chong a phu
- phân tich gia tri nghe thuat trong Vơ chong A phủ
- phân tích gia tri noi dung va gia tri nghe thuat của tac pham vo chong a phủ