Phân tích nhân vật Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao
Đề bài: Phân tích nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của Nam Cao Bài làm Tác phẩm "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao là một sáng tác tiêu biểu cả nhà văn dành cho những bi kịch của giới trí thức trẻ trong thời kỳ nước ta đang bị thực dân Pháp đô hộ. Nhân vật Hộ trong ...
Đề bài: Phân tích nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của Nam Cao
Bài làm
Tác phẩm "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao là một sáng tác tiêu biểu cả nhà văn dành cho những bi kịch của giới trí thức trẻ trong thời kỳ nước ta đang bị thực dân Pháp đô hộ.
Nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa chính là bóng dáng của nhà văn Nam Cao. Chính vì vậy, tác giả đã phản ánh chân thực những tủi nhục, bế tắc của tầng lớp tri thức nghèo trong chế độ cũ.
Nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự bi kịch trong đấu tranh tinh thần của người tri thức rồi đặt ra những vấn đề ý nghĩa vô cùng to lớn.
Nhà văn Hộ là một nhân vật có ý thức với nghề nghiệp của mình. Anh là người sống có tâm và có tài luôn mơ ước có một sự nghiệp vĩ đại của riêng mình , có thể sáng tạo ra những tác phẩm để đời, có sức lay động tới tất cả mọi người.
Nhưng rồi một ngày vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền, mà nhà văn Hộ bị cuốn theo những toan tính vụn vặt. Anh là người xưa nay viết rất ít chỉ vừa đủ sống và có trách nhiệm với những sản phẩm tinh thần mình viết ra. Nhưng mà từ khi cưới Từ làm vợ những đứa con lần lượt ra đời thì cuộc sống của Hộ bị lôi vào vòng xoáy của tiền bạc.
Anh sống một cuộc sống vô cùng vất vả, phải viết bừa bãi, viết ẩu theo thị hiếu của khách hàng để có tiền nhuận bút cho vợ con sinh sống. Cuộc sống thì cái gì cũng phải cần tới tiền, nào thì tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền sữa, tiền thuốc… chao ôi bao nhiêu thứ tiền đè lên đầu một nhà trí thức nghèo.
Nhân vật Hộ đau khổ cùng cực khi phải sống một cuộc sống thừa thãi, bất lực nhìn ước mơ cao đẹp của mình bị thực tế vui dập một cách phũ phàng không thương tiếc.
Không chỉ có tâm trong công việc viết lách văn chương của mình. Trong cuộc sống bình thường Hộ vẫn tự hào rằng mình là một người có trái tim từ bi. Chính vì từ bi nên Hộ đã cúi xuống nỗi đau của đời Từ.
Từ là người con gái khốn khổ, khi cô bị người đàn ông của mình phụ bạc, và đang mang bào thai khốn khổ. Từ muốn tự vẫn nhưng đúng lúc đó Hộ đã cứu vớt Từ.
Anh cưới Từ làm vợ, coi con Từ là con mình. Nhưng từ đó, cuộc sống của Hộ đã thay đổi, khi những đứa con lần lượt ra đời, khiến cho cuộc sống của Hộ trở nên bi đát. Bởi cuộc sống luôn kéo theo những đòi hỏi tầm thường của việc ăn, việc mặc.
Nhà văn Hộ muốn thực hiện ước mơ hoài bão của mình thành hiện thực, nhưng anh lại bị những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa của cuộc sống bình thường cuốn vào, khiến anh không thể nào sáng tạo ra một tác phẩm to lớn có sức tác động mạnh mẽ.
Vợ con nghèo túng, cuộc sống đòi hỏi phải có tiền khiến cho Hộ viết ra những thứ văn chương rẻ tiền, mà đôi khi anh không dám đọc lại bài viết của mình. Anh cảm thấy vô cùng xấu hổ khi ký bút danh của mình dưới mỗi bài viết đó.
Không chỉ có vậy nhân vật Hộ còn rơi vào bi kịch khác không kém dằn vặt đau đớn. Nó chính là bị kịch làm người của Hộ. Nhà văn Hộ là người óc tấm lòng yêu thương người khác, nhưng giờ đây mỗi khi uống rượu say anh thường xuyên quát tháo, chửi mắng vợ con.
Để rồi khi tỉnh dậy Hộ lại vô cùng ân hận, anh xin lỗi vợ con hôn hít từng đứa một. Nhưng rồi cuộc sống với những áp lực lại khiến Hộ vùi đầu vào rượu, khi say anh lại nói ra những lời làm tổn thương vợ con mình. Anh muốn băm chết tất cả bởi chính vợ con làm anh khổ, nhưng rồi lại ân hận vì những lời nói tổn thương đó.
Có lần sau khi tỉnh rượu Hộ đã khóc và nói rằng "Anh chỉ là thằng khốn nạn". Nếu không muốn sống cảnh đời thừa, Hộ phải từ bỏ làm người có trách nhiệm từ bỏ vợ con để có thể thoải mái sáng tác bay bổng với thế giới văn chương cao đẹp của mình. Nhưng là người nhân hậu nên Hộ không thể làm thế không thể tàn nhẫn từ bỏ Từ và các con của mình, nên anh luôn rơi vào bi kịch.
Nhà văn Nam Cao đã khai thác tới tận cùng tấm bi kịch của những người tri thức, nghệ sĩ nghèo khổ trong xã hội phong kiến thực dân ngột ngạt, xô đẩy người nông dân lao động, tri thức nghèo tới đường cùng, khiến họ xoay vần trong cuộc sống đời thường, bế tắc không lối thoát.
Truyện ngắn Đời thừa là một tác phẩm có tính chất tự truyện của Nam Cao. Tác giả miêu tả tấn bi kịch của những người cầm bút trung thực. Đời thừa còn là một bản tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
Đông Thảo
Từ khóa tìm kiếm
- suy nghĩ của em về một trong các nhân vật trong đời thừa