28/05/2017, 20:55

Suy nghĩ gì về sự thành đạt

Đề bài: Sự thành đạt của tôi không phải ở các dãy số trong tài khoản ngân hàng, mà chính là lúc tôi biết cho đi, san sẻ những gì mình có với những người cần được giúp đỡ. Tôi có học cao đến mấy cũng chưa đủ, chỉ khi nào tôi dùng sự hiểu biết của mình để hỗ trợ, nâng đỡ người khác, thì lúc đó tôi ...

Đề bài: Sự thành đạt của tôi không phải ở các dãy số trong tài khoản ngân hàng, mà chính là lúc tôi biết cho đi, san sẻ những gì mình có với những người cần được giúp đỡ. Tôi có học cao đến mấy cũng chưa đủ, chỉ khi nào tôi dùng sự hiểu biết của mình để hỗ trợ, nâng đỡ người khác, thì lúc đó tôi mới thực sự thành đạt”. (Trích trả lời phỏng vấn của nhà văn nữ Phùng Lệ Lý trên báo Phụ nữ chủ nhật, số 18, ngày 17.5.2009) Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự thành đạt trong câu nói ...

Đề bài: Sự thành đạt của tôi không phải ở các dãy số trong tài khoản ngân hàng, mà chính là lúc tôi biết cho đi, san sẻ những gì mình có với những người cần được giúp đỡ. Tôi có học cao đến mấy cũng chưa đủ, chỉ khi nào tôi dùng sự hiểu biết của mình để hỗ trợ, nâng đỡ người khác, thì lúc đó tôi mới thực sự thành đạt”.

(Trích trả lời phỏng vấn của nhà văn nữ Phùng Lệ Lý trên báo Phụ nữ chủ nhật, số 18, ngày 17.5.2009)

Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự thành đạt trong câu nói trên? Liệu nó có mâu thuẫn với khái niệm thành đạt nói chung mà chúng ta vẫn thường quan niệm trong cuộc sống ngày nay ?

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

A. Về kĩ năng

– Cần phối hợp các thao tác: giải thích, chứng minh, so sánh và bình luận.

– Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, giàu sức thuyết phục..

B. Về kiến thức 

I. Mở bài

Nêu được vấn đề cần nghị luận: một cách hiểu khác về sự thành đạt. 

II Thân bài

– Giải thích khái niệm: thế nào là sự thành đạt?

+ Thành đạt là đạt kết quả tốt đẹp, đạt mục đích về sự nghiệp, làm nên (Từ điển tiếng Việt)

+ Dẫn chứng: lấy từ đời sống thực tế

– Thành đạt trong ý kiến trên được hiểu như thế nào?

+ Giải thích những từ: “cho đi”, “san sẻ”, “hỗ trợ”, “nâng đỡ” để hiểu thành đạt ở đây chính là sự đồng cảm, chia sẻ. Đó là tình thương đồng loại.

+ Xét về mặt tinh thần, khi chúng ta biết cho đi, ấy là lúc chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc. Thành đạt chính là sự thoả mãn với hạnh phúc mình có được khi thể hiện lòng nhân đạo.

– So sánh: quan niệm về sự thành đạt nói chung trong thời đại ngày nay với quan niệm thành đạt của nhà văn Phùng Lệ Lý:

+ Quan niệm chung cho rằng: thành đạt gắn liền với sự nghiệp vẻ vang, một tiền đồ hứa hẹn, sự giàu có về tiền bạc, đỉnh cao của vinh quang.

+ Quan niệm của nhà văn Phùng Lệ Lý: thành đạt là niềm vui gặt hái được từ tấm lòng vị tha, từ việc làm ý nghĩa, sự giàu có về mặt tinh thần.

+ Khẳng định: Quan niệm của nhà văn Phùng Lệ Lý không mâu thuẫn mà bổ sung cho quan niệm truyền thống mà thôi.

– Bình luận:

+ Đó là quan niệm sống tích cực, tiến bộ, một lối sống đẹp trong cuộc sống ngày nay mà thanh niên cần học tập.

+ Đã có nhiều người cùng có quan niệm sống trên.

+ Dẫn chứng thực tế đời sống: Những tấm gương thành đạt làm nhân đạo, từ thiện.

– Liên hệ bản thân.

III. Kết bài

Khẳng định đây là một quan niệm sống đẹp, cần phát huy; kết hợp bày tỏ thái độ, suy nghĩ của bản thân.

(VH&TT số tháng 9 – 2009) 

ĐOÀN THỊ THU HẰNG

GV. THPT_ Phan Bội Châu – Tuyên Hoa – Quang Bình 

Từ khóa tìm kiếm

  • thành đạt là gì
  • nghị luận về sự thành đạt
  • nghị luận về thành đạt
  • thanh dat la gi
  • sự thành đạt là gì
  • sự thành đạt
  • suy nghĩ về sự thành đạt
  • bài văn nghị luận về sự thành đạt
  • quan điểm về sự thành đạt
  • Trình bày ý kiến của về quan điểm của Phùng Lệ Lý về sự thành đạt
0