Nghề nghiệp và danh dự
Đề bài: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người, mà chính con người nên làm danh dự cho nghề nghiệp ” (Louis Pasteur). GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI Viết thành bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba ...
Đề bài: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người, mà chính con người nên làm danh dự cho nghề nghiệp ” (Louis Pasteur). GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI Viết thành bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba phần rõ rệt. Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính như sau: I. Mở bài Có thể giói thiệu vấn đề như sau: – Có một số người nghĩ rằng, phải có ...
Đề bài: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau:
“Không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người, mà chính con người nên làm danh dự cho nghề nghiệp ” (Louis Pasteur).
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
Viết thành bài văn nghị luận xã hội với bố cục ba phần rõ rệt. Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính như sau:
I. Mở bài
Có thể giói thiệu vấn đề như sau:
– Có một số người nghĩ rằng, phải có một nghề nghiệp cao trọng để co được danh dự trong xã hội. Nhưng thực tế cho thấy rằng, có nhiều người không cần chọn nghề nghiệp sang trọng, vẫn có thể thể hiện được bản lĩnh của mình trong cuộc sống. Vì vậy, đã có một ý kiến rất đúng rằng: “Không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người, mà chính con người làm nên danh dự cho nghề nghiệp” (Louis Pasteur).
II. Thân bài
Có thể có những ý sau:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
– “Nghề nghiệp”: một công việc con người có được trong xã hội để nuôi sống bản thân, gia đình và phục vụ cho xã hội.
– “Danh dự’: là chỗ đứng, vị thế của con người trong xã hội.
– “Không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người”: Có những người chọn công việc sang trọng, có vị trí cao trong xã hội nhưng vẫn không được người khác đề cao, tôn trọng.
– “Mà chính con người làm nên danh dự cho nghề nghiệp”: Có những người làm những công việc bình thường, thầm lặng, thậm chí làm những công việc bị nhiều người cho là thấp hèn vẫn có thể khẳng định được mình, tạo nên danh dự, danh tiếng cho bản thân.
* Tóm lại: Con người có được danh dự trong nghề nghiệp hay không là do chính bản thân mỗi người quyết định.
2. Dẫn chứng làm rõ (Học sinh chứng minh các ý bằng những dẫn chứng từ cuộc sống, trong sách báo,…)
3. Bình luận, đánh giá câu nói:
– Dù làm bất cứ nghè nghiệp nào, chúng ta cũng phải biết quý trọng nó, đồng thời luôn trau dồi nhân cách, cống hiến cho công việc để phấn đấu gặt hái được danh dự cho bản thân, gia đình và xã hội.
III. Kết bài: Khẳng định tính chất đúng đắn của câu nói và nêu định hướng phấn đấu của bản thân.
NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU
GV. THPT Tam Nông – Tam Nông – Đồng Tháp
Từ khóa tìm kiếm
- dẫn chứng về danh dự
- Chẳng phải nghề nghiệp tạo danh dự cho con người mà chính con người tạo danh dự cho nghề nghiệp
- suy nghĩ về câu nói : không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người mà chính con người làm nên danh dự cho nghề nghiệp
- trình bày ý kiến của em về ý kiến con người mới làm nên danh dự cho nghề nghiệp
- văn mẫu kể về nghề nghiệp
- đề: nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên dự cao quý cho nghề nghiệp