01/03/2018, 16:23

Suy ngẫm về câu nói: Dục tốc bất đạt

Trong cuộc sống vật chất, tinh thần thời đại số hóa quá ư tất bật, ko ít người đua chen sống một cách vội vã . Chưa biết mặt có thể là bạn thân nhau; mới giao lưu thì đã giao hảo; mới giao hảo thì đã giao kết; giao hoan; giao hẹn; giao hòa; và mới giao hòa thì đã giao hợp; mới học sơ sài thì đã có ...

Trong cuộc sống vật chất, tinh thần thời đại số hóa quá ư tất bật, ko ít người đua chen sống một cách vội vã. Chưa biết mặt có thể là bạn thân nhau; mới giao lưu thì đã giao hảo; mới giao hảo thì đã giao kết; giao hoan; giao hẹn; giao hòa; và mới giao hòa thì đã giao hợp; mới học sơ sài thì đã có bằng nầy, bằng nọ…. Sự vội vã ấy làm cuộc sống phong phú và yêu đời hơn, làm tương lai miên man; quá khứ chất chồng; dĩ vãng bề bộn…còn hậu chung của nó thuộc về cơ chế, lịch sử và xã hội sẽ gánh vác; quả riêng là gì để tới đâu tính tới đó.
Trên đường, gieo rắc tai ương
Tình yêu, vội vã nợ vương, luỵ phiền
Sách đèn, khó đến hồng chuyên
Công danh, sớm tối triền miên ưu sầu
Thành công, phố khó hiệp châu
Tương lai, tất bật bể dâu khốn cùng
Nhục vinh, hoà quyện kiết hung
Dục tốc bất đạt, lời chung hỡi người!
Bên hiên cuộc sống vật chất, thói quen “Mì ăn liền” đã tác động tích cực tới một bộ phận trong xã hội, tạo cho con người hiện đại thích ứng với lối sống thực tế. Thời đại “Kim tiền sinh thế lực” và “Thế lực đẻ kim tiền”; “Có tiền mua tiên cũng được”; vì vậy nên ai cũng muốn làm tiên và tiên nào mà chẳng lụy kim tiền; khi có tiền muốn thành công bằng con đường đi tắt, đón đầu cũng ko khó. Cuộc sống đã kiểm chứng những người đi tắt vội vã, trước mắt đều thành công, nhưng giá trị và giới hạn thành ấy thì chưa ai đánh giá cụ thể.

Thời đại Hiện đại hóa mà phải đi lặn hụp mằn mò thu gôm từ mảng: “Chữ nghĩa, ngành nghề, tin học, ngoại ngữ, bằng lái xe, chứng nhận nầy, chứng chỉ khác…” nhằm đủ chuẩn để tìm được việc làm phổ thông cho một người thất nghiệp, thì quả là khó khăn, tốn kém và phiền phức; có khi do hoàn cảnh nhiều người ko thể thực hiện được. Chiến lược đi tắc đón đâu âu cũng đem đến thời cơ và lợi nhuận to tát cho con người, nhiều người thông qua đó để có việc làm, tìm được miếng cơm, tấm áo. Có người qua đó để trụ vững, thăng tiến…Đúng là “Bất dục tốc bất đạt thành”.

Vậy câu thành ngữ “Dục tốc bất đạt” có còn giá trị để con người trong thời đại mới nghiền ngẫm hay không. Có lẽ điều đó mãi còn giá trị, mãi đúng với người thành công thuần túy, những người thành công từ khối óc, đôi họ làm ra… Vậy với những người vì mưu sinh đi tắt thì sao? chúng ta có thể cảm thông để tạo sự đồng cảm với họ, vì họ ko thể lựa chọn khác, đành phải “Dục tốc”; phải đi tắt đón đầu để tồn tại, nhằm nuôi sống bản thân, gia đình nữa…Có điều sau khi xí xóa và đồng cảm với hoàn cảnh ấy thì ta phải đón nhận một tình huống quan trọng hơn đó là những người “ko đi tắc đón đầu”. Ta sẽ xử sự thế nào về những người bạn thân yêu nầy khi họ phải vật lộn với thời gian, đương đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành chặng đường lịch sử ấy, nhưng nhiều người khi về đích phải dở khóc, dở cười khi cuộc đời bỏ mặc họ.
LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ




Ta hãy thử nhẩm sơ người đi đúng quy trình: Họ đi từ bước, từ lớp mẫu giáo đến tiếp thu được một chương trình Đại học thì đã tròm trèm 20 niên. Sớm nhất cũng 23 – 24 tuổi đời mới vớ chỉ một tấm bằng Đại học. Lẽ ra ngày xưa là khi họ về làng phải bái tổ vinh quy, nhưng bi giờ nhiều bạn cầm trên tay tấm bằng ấy về lại thất nghiệp trong buồn tủi! Vì sao? bởi một điều rất đơn giản là, người đi tắt đã ngồi hết từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ chỗ quan trọng đến đơn giản, ko còn ghế nào trống…Đúng là “lợi hại bất cập nhau”. Có bằng vẫn ko vinh lại thất nghiệp…Biết làm sao sao khi người ngồi trước những chiếc ghế ấy có rất nhiều thứ hơn, nào là: Thâm niên, thành tích, bằng cấp, bằng lòng, có dây mơ rễ má với nhau trong một mối quan hệ xã hội… Chờ họ về hưu ư! có lẽ lúc ấy ta cũng đến tuổi sắp về với đất; hoặc chịu thất nghiệp hay sẵn sàng bỏ bẵng chuyên môn để làm công nhân lao động phổ thông...nhưng cũng chả biết làm ở đâu, ai nhân mình; học lên nữa thì ko khả năng; đi lao động nước ngoài thì ko có tiền… Nhiều bạn cũng phải đành phải bỏ chuyên để làm trái nghề. Có bạn vì yêu nghề hay yêu nước đã bám giữ chuyên môn, nhưng phải chịu làm ko lương…Thật đáng cho chúng ta và người quản lý xã hội suy gẫm.

Từ vấn đề đặt ra, cho thấy những người đi theo quy trình nhiều người vẫn bị thiệt thòi và thành công cũng về sau hơn. Đúng là một sự “phân công lao động” chưa phù hợp chút nào, “bất công” thì chúng ta ko dám đề cập, nhưng “bất cập” thì phải bàn luận, chứ ko thành ra sống trong xã hội tự do “Làm bất cập nói hay nói bất cập làm ” như thế lâu ngày thành “Chân lý lộn đầu”…. Nếu tất cả đều lặng thinh hết, bỏ mặc ai chạy “Dục tốc” thì có, ai ko thì chịu, và nguy cơ thất nghiệp càng ngày càng nhiều thì sẽ hóa ra bất công.
Tuy nhiên, nói thì cứ nói nhưng chúng ta luôn có niềm tin, khi luận về chân giá trị đích thực thành công của mỗi con người to lớn và vẻ vang ở chừng mực nào, ai vinh ai nhục thì còn tùy thuộc dư luận thiên hạ phán xét, chứ ko hễ có việc làm thì ai cũng vinh và ngược lại…

Thôi thì tạm thời bạn nào doi thừa hay có người thân thất nghiệp, chúng ta học cách tự an ủi của Nguyễn Công Trứ để tiếp tục tồn tại. Cụ Nguyễn lúc thất thời đã tự nhủ:
“Số khá bĩ rồi thời lại thái
Cơ thường đông hết hẳn sang xuân”…
hay:
“Thôi hẵng đợi trời bình trị đã
Gặp thời vỗ cánh sẽ ra danh!”…
Cụ Nguyễn đã nhủ mình như thế, và Cụ cũng sống NHẪN như vậy “hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai” và Cụ cũng vỗ cánh ra DANH. Hãy như vậy đi các bạn nhé! Nếu thực sự số khá thì sớm muộn gì chúng ta cũng có việc làm, có danh!

Tạm thời hằng ngày cơm, nước giặt giũ xong, thì còn biết bao nhiêu giờ rảnh cứ lên mạng tìm việc, nên giữ ý chí để cố gắng học thêm trên mạng, ngoài đời; lúc giải lao chuyển qua Facebook tán gẫu, làm bạn thơ với mình đây cho vui qua ngày, mình luôn mở cửa kết nối với các bạn. Dù sao thất nghiệp vẫn khá hơn thất bại; thất nghiệp chỉ tạm thời thôi, chắc chắn những người quản lý xã hội sẽ thấu đáo để có sách lược từng bước điều chỉnh sự bất cập ấy; chúng ta sẽ có cơ hội để vỗ cánh bay cao đến tương lai. Còn bạn nào ko chờ đợi được, muốn “đi tắc” thì ko cần phải học gì thêm, chỉ cần hỏi và tìm người dẫn đường là bạn có thể đi tắt, đó là con đường “dục tốc”. Nhưng cuộc sống có 2 việc ko được “dục tốc” là: “Vội vã khi yêu” và “đi tắt ngoài đường” nhé! Nếu đã lỡ thì phải thận trọng, vì tỉ lệ rủi ro ở 2 việc ấy khó lường trước được, có thể “nát thịt, tan đời hay sứt lòng, mẻ tim; tan tác đời hoa” lỡ có gì thì không những sẽ mất mát cho chính mình mà còn liên luỵ đến người thân quanh ta nữa đấy!

Bài viết mong được sự đồng cảm của mọi người, để động viên nhau cùng “san sẻ cuộc sống”, vừa đem đến niềm vui, vừa giúp chúng ta có khái niệm vài khía cạnh ngoại biên về cuộc sống “vội vã” trong “thời đại kim tiền”. Chúc cả nhà ngày mới, dù hoàn cảnh nào cũng phải lạc quan, nụ cười yêu đời là nguồn năng lượng duy nhất để sống vui các bạn nhé!
Đùm bọc nhau để đời thêm thân thiện
Dắt dìu nhau cho cuộc sống xinh tươi
Yêu thương nhau hãy chia ngọt sẻ bùi
Đời hữu hạn nhưng tình iêu vô bờ bến!
Trọng Ưu Huỳnh
0