01/03/2018, 16:22
Tản mạn về VÔ VI & chuyện ngoài lề cuộc sống
Kiếp nhân sinh mỗi con người chúng ta ai cũng trải qua giai đoạn ước mơ: học hành; yêu đương; công danh; quyền thế; giàu sang; nổi danh… Đối với con người vật chất, để đạt được lòng ham muốn ấy, họ luôn miệt mài, lăn xả, bằng mọi thủ đoạn sẵn sàng tranh giành, chiếm đoạt, chém giết lẫn ...
Kiếp nhân sinh mỗi con người chúng ta ai cũng trải qua giai đoạn ước mơ: học hành; yêu đương; công danh; quyền thế; giàu sang; nổi danh… Đối với con người vật chất, để đạt được lòng ham muốn ấy, họ luôn miệt mài, lăn xả, bằng mọi thủ đoạn sẵn sàng tranh giành, chiếm đoạt, chém giết lẫn nhau… nhưng khi gần cuối đời thì người ta thỉnh thoảng nghĩ đến: dung hòa; vui vẻ; sức khỏe và bệnh hoạn… với con người vật chất luôn nghĩ cuộc sống không có quy luật, quyền thế và tiền bạc là sức mạnh để giải mọi vấn đề, về yêu cầu và mâu thuẫn trong cuộc sống, chỉ khi nào sức mạnh không còn che đậy, dàn xếp được hậu quả, thì người ta mới nghĩ đến quan hệ nhân quả. Đây là xu hướng chung, cũng là bộ phận cộng đồng người đông hơn làm ra của cải vật chất và cấu thành xã hội.
Trong cuộc sống dù bươn chải, giết chóc tranh giành để đạt Cao thấp; quyền quý sang hèn … rồi tất cả cùng gặp nhau chốn vĩnh hằng. Nhưng nếu gặp nhau sớm hơn ở “Nhân tâm”, hòa nhau ở “Chân, thiên, mĩ”ở cuộc cuộc sống, thì con người không trải qua nhân quả tang thương, mà gia đình luôn êm ấm, thiên hạ thái bình… để khi gặp nhau chốn vĩnh hằng không phải ngỡ ngàng, và tiếng thơm mỗi người vẫn còn đọng lại mãi với hậu thế… Đây là lí thuyết mang tính luân lí rất thực tế, nhưng luôn bị người thời đại xem như giả thuyết huyễn tưởng nên chả ai theo còn bị bày bác.
Nghiên cứu học thuyết cổ đại của Lão Tử có nhiều bài học chứa đạo lí bất hủ, xin mạo muội trích vài ý để liên kết cho bài viết:
Thiên hạ đều biết tốt là tốt thì hẳn có xấu;
Biết thiện là thiện hẳn có bất thiện…
Vì vậy: Có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành; cao và thấp cùng tranh mất và được cùng tồn tại tranh nhau… đạo lí ấy không trọng hiền, không trọng của quý… khiến người không tranh chém giết lẫn nhau… để đạt được thì lấy “vô vi” mà cảm hóa để sao cho:
“Hư kỳ tâm; thực kỳ phúc; nhược kỳ chí; cường kỳ cốt…” [lòng trống không; bụng no đủ; chí mềm mại; xương chắc khỏe…]…
Đạo lí của Lão tử tuy xưa, không có trường lớp dạy, nhưng vẫn âm thầm tồn tại len lỏi vào Nhân Tâm con người của mọi thế hệ, ngay cả thời kỳ hiện đại.
Chúng ta đừng hoang tưởng thế giới nầy thuộc về mình; đừng chiếm đoạt thu tóm tất cả vì bên ta biết bao người thầm dâng hiến; đừng để mọi việc trong cuộc sống bên ta khi hậu quả quá muộn màng; đừng ganh tị người hơn ta; đừng bao giờ chiếm hữu con tim người khác hay muốn người khác theo ta khi ta chưa là gì cả; đừng vội chê người sống dâng hiến là giả dối ngu muội… vì ai cũng có lẽ sống và con tim của họ, hãy để họ sống theo tiếng lòng và nhân tâm… tất cả hãy để tự nhiên và đẹp đẽ… Điều tốt sẽ tốt, điều thiện sẽ thiện; nước luôn chảy về trũng; người giỏi sẽ giỏi, "Hữu xạ tự nhiên hương” vậy!
Xin tạm mượn chữ CHẲNG thay từ VÔ VI để đơn giản bớt từ và ko trùng lăp với bài VÔ VI trước. Bài viết vội theo một cuộc trò chuyện lúc tối với một bạn đang nghiên cứu ĐẠO ĐỨC KINH. Có sai sót mong quý bạn niệm tình tha thứ!
Xin chân cảm ơn các bạn quan tâm chuyên mục. Kính chúc gia đình fb cuối tuần an lạc!
Trong cuộc sống dù bươn chải, giết chóc tranh giành để đạt Cao thấp; quyền quý sang hèn … rồi tất cả cùng gặp nhau chốn vĩnh hằng. Nhưng nếu gặp nhau sớm hơn ở “Nhân tâm”, hòa nhau ở “Chân, thiên, mĩ”ở cuộc cuộc sống, thì con người không trải qua nhân quả tang thương, mà gia đình luôn êm ấm, thiên hạ thái bình… để khi gặp nhau chốn vĩnh hằng không phải ngỡ ngàng, và tiếng thơm mỗi người vẫn còn đọng lại mãi với hậu thế… Đây là lí thuyết mang tính luân lí rất thực tế, nhưng luôn bị người thời đại xem như giả thuyết huyễn tưởng nên chả ai theo còn bị bày bác.
LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ
Thiên hạ đều biết tốt là tốt thì hẳn có xấu;
Biết thiện là thiện hẳn có bất thiện…
Vì vậy: Có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành; cao và thấp cùng tranh mất và được cùng tồn tại tranh nhau… đạo lí ấy không trọng hiền, không trọng của quý… khiến người không tranh chém giết lẫn nhau… để đạt được thì lấy “vô vi” mà cảm hóa để sao cho:
“Hư kỳ tâm; thực kỳ phúc; nhược kỳ chí; cường kỳ cốt…” [lòng trống không; bụng no đủ; chí mềm mại; xương chắc khỏe…]…
Đạo lí của Lão tử tuy xưa, không có trường lớp dạy, nhưng vẫn âm thầm tồn tại len lỏi vào Nhân Tâm con người của mọi thế hệ, ngay cả thời kỳ hiện đại.
Chúng ta đừng hoang tưởng thế giới nầy thuộc về mình; đừng chiếm đoạt thu tóm tất cả vì bên ta biết bao người thầm dâng hiến; đừng để mọi việc trong cuộc sống bên ta khi hậu quả quá muộn màng; đừng ganh tị người hơn ta; đừng bao giờ chiếm hữu con tim người khác hay muốn người khác theo ta khi ta chưa là gì cả; đừng vội chê người sống dâng hiến là giả dối ngu muội… vì ai cũng có lẽ sống và con tim của họ, hãy để họ sống theo tiếng lòng và nhân tâm… tất cả hãy để tự nhiên và đẹp đẽ… Điều tốt sẽ tốt, điều thiện sẽ thiện; nước luôn chảy về trũng; người giỏi sẽ giỏi, "Hữu xạ tự nhiên hương” vậy!
Chẳng lợi không danh chẳng luận hào
Chẳng xòe cánh luyện chẳng lao nhao
Chẳng lo đứt chỉ băng theo gió
Chẳng ngại cuồng phong sợ lộn nhào!
Chẳng nên sự nghiệp cố thành nhân
Chẳng phải tham sang, chẳng phụ bần
Chẳng được ngồi vinh đừng quẩn nhục
Chẳng hoà nghiệp chướng đỡ phân vân!
Chẳng thành danh phận chớ nên ngươi
Chẳng ghế lộng xanh chẳng trạng cười
Chẳng phải nợ đời thân chẳng bận
Chẳng ngồi chễm chệ chẳng ai bươi!
Chẳng phải trèo cao, chẳng trượt đà
Chẳng cùng bất đạo, chẳng buồn xa
Chẳng vào cửa ác không cầu nguyện
Chẳng chạy quanh co, chẳng vấy tà!
Chẳng gàn tạo sóng, tất tâm trong
Chẳng luỵ lợi danh chẳng bận lòng
Chẳng hám kim tiền thần chẳng hổ
Chẳng cùng bất đạo sắc như bông!
Chẳng trút oan tình giấc ngủ say
Chẳng gieo hạt đắng chớ ưu hoài
Chẳng trây nhân cách hồn thư thả
Chẳng thiện canh dài mộng ác lai!
Chẳng trọng chữ nhân đạt chữ tình
Chẳng vào cửa nhục chớ cầu vinh
Chẳng thay đen đỏ đâu màng đổi
Chẳng vớ đạo tà khỏi nguyện kinh!
Chẳng xằng chớ ngại lụy điềm xui
Chẳng tiến màng chi chuyện thối lùi
Chẳng đậu đừng tranh nào rớt lụi
Chẳng trèo không ngại té lui cui.!
Chẳng thèm bụng rỗng chí ko sao
Chẳng tham nên họa lấy đâu vào
Chẳng ưu chớ dại, ai làm khuyết
Chẳng thấp đâu cần lên đỉnh cao!
Chẳng xấu không cần tốt phận chi
Chẳng hư lòng chẳng muốn khen gì
Chẳng gian ai sợ người ganh ghét
Chẳng tội đâu cần ban thưởng chi!
Chẳng dở, hay cần phải chạy van
Chẳng nhơ nên sạch có chi màng
Chẳng hèn khoa vẽ hời sang trọng
Chẳng dại khôn đời chẳng đợi ban!
Chẳng vui đùa cỡn chớ buồn rầu
Chẳng méo nên tròn có quản đâu
Chẳng rách mặc thây lành hay sẹo
Chẳng hùa mặc siểm cứ xàm tâu!
Chẳng lành nên dữ cứ xoay quanh
Chẳng thực nên hư mới lộng hành
Chẳng khó đâu màng cơ hội dễ
Chẳng tà, chẳng đục mặc ai tranh!
Chẳng trông thêm bớt khỏi van nài
Chẳng cạn sâu gàn khó chuyển lay
Chẳng lở chăng bồi chi phí sức
Chẳng dùn mấy thẳng thế lưng nai!
Chẳng mới đùa chơi cũ khó ghềnh
Chẳng hời chữ dỏm phải lênh đênh
Chẳng hèn sang cả nào quan ngại
Chẳng bở quyền uy chớ ngại kình!
Chẳng may nên rủi có gờm đâu
Chẳng sướng nào lo cực dãi dầu
Chẳng mất bất cầu chi có được
Chẳng hòa bất nhã chớ sầu đâu!
Chẳng hẩu vận thời khó cơ duyên
Chẳng chảnh thời cơ rẽ mối giềng
Chẳng hót nên lời đâu ngại thốt
Chẳng lòn thời đại hoạ triền miên!
Chẳng tin thiên địa, có lòng nhân
Chẳng gán nhân tâm chả bụi trần
Chẳng ác, đâu màng nhân quả báo
Chẳng vì nhân nghĩa mãi vong ân!
Chẳng muốn can đời chuốc thị phi
Chẳng vì nhân cách hoá vô nghì
Chẳng thương đồng loại vô liêm sỉ
Chẳng phụ cội nguồn dẫu vận suy!
Chẳng rèn tâm tưởng có như gương
Chẳng ĐẠO, VÔ VI tới ngũ thường
Chẳng ĐỨC bao TÀI đời lạc hướng
Chẳng mài "Hữu xạ tự nhiên hương”!?
Xin tạm mượn chữ CHẲNG thay từ VÔ VI để đơn giản bớt từ và ko trùng lăp với bài VÔ VI trước. Bài viết vội theo một cuộc trò chuyện lúc tối với một bạn đang nghiên cứu ĐẠO ĐỨC KINH. Có sai sót mong quý bạn niệm tình tha thứ!
Xin chân cảm ơn các bạn quan tâm chuyên mục. Kính chúc gia đình fb cuối tuần an lạc!
Trọng Ưu Huỳnh