Sữa mẹ
là sữa được tạo thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh. được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. ...
là sữa được tạo thành từ vú của người phụ nữ sau khi có thai, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng sau khi sinh. được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác.
Sữa được cấu tạo trong các tuyến hình túi trong vú người mẹ. Các tuyến tạo sữa này lớn lên và hoạt động từ tháng thứ ba của thai, do ảnh hưởng của các kích thích tố như oestrogen, progesterone, prolactin (từ tuyến yên trên não người mẹ) và lactogen (từ nhau của thai).
Vú người mẹ không chứa nhiều sữa sẵn như vú bò cái. Khi cho con bú, sức mút của con tạo một phản xạ tại não mẹ cho ra hai kích thích tố prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích tuyến tạo sữa tiết thêm sữa trong khi oxytoxin kích thích các tuyến này bóp sữa và đẩy sữa theo các mạch ra đầu núm vú.
Do đó mà tính chất của sữa khi bắt đầu bú khác với tính chất của sữa sau khi đã bú một vài phút. Sữa đầu đặc hơn, có màu xanh xanh, nhiều chất đạm và lactose, ít mỡ. Sữa hậu có nhiều mỡ hơn. không hòa tan đồng tính, nên nếu lấy ra để và để lắng, sẽ phân ra chất đặc mỡ lên trên và chất lỏng như nước ở dưới.
1. Sữa non (Colostrum): Được sản xuất trong vài ngày đầu tiên. Loại sữa này rất cô đặc, giàu chất đạm (protein) và những kháng thể. Sữa non lót ruột của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại những vi khuẩn có hại. Nó dần dần giảm bớt khi sữa thuần thục của người mẹ tiết ra vào ngày thứ 3 - 5.
2. Sữa đầu cữ bú (foremilk) : Được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu cho bú. Có nhiều sữa đầu cữ bú vá nó giúp trẻ hết khát.
3. Sữa cuối cữ bú (Hindmilk): Tiếp theo loại sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy ra trong giai đoạn cuối cữ bú. Loại sữa này phong phú, nhiều chất kem và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ - giống như quá trình chính sau khi dùng món khai vị súp loãng. Nhìn chung, trẻ cần cả 2 loại sữa đầu và cuối cữ bú.
có đầy đủ các chất mỡ, tinh bột, đạm, vitamin.
Đặc biệt là:
- Casein - là một chất đạm đặc biệt trong sữa mẹ giúp ngăn chặn bịnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai, và dị ứng.
- Sắt - sữa mẹ có đủ chất sắt cho em bé. Tuy sữa bò, sữa bột có nhiều lượng sắt hơn sữa mẹ, chất sắt của sữa mẹ dễ cho em bé thu nhận hơn.
- Lactose - sữa mẹ có nhiều chất lactose, giúp em bé thu nhận chất sắt.
- Vitamin C - vitamin này cũng góp phần giúp em bé thu nhận chất sắt.
- DHA - Docosahexaenoic acid giúp phát triển não và mắt.
- Lipase - men này giúp em bé tiêu hóa và thu nhận các chất mỡ.
- Lactase - giúp thu nhận đường lactose trong sữa mẹ. Chất lactose giúp phát triển não bộ và thần kinh và điều hòa sinh khuẩn trong ruột.
- Amylase - giúp tiêu hóa các chất tinh bột.
- Trẻ sơ sinh và hệ miễn nhiễm:
Từ lâu giới y học đã nhận thấy trẻ bú sữa mẹ ít bị bệnh nhiễm trùng hơn trẻ bú sữa bình (sữa bột). Cho đến gần đây, họ vẫn cho lý do là vì sữa mẹ không có vi trùng trong khi bình sữa có thể có vi trùng trong đó. Nhưng ngay cả sau khi khử trùng tối đa, số trẻ em bú sữa bình bị viêm màng óc, viêm ruột, viêm tai, viêm đường hô hấp vẫn nhiều hơn trẻ bú sữa mẹ.
thật ra có những tác dụng trực tiếp bảo vệ trẻ sơ sinh qua nhiều cách khác nhau - nhất là trong những tháng đầu khi hệ miễn nhiễm của em bé còn yếu ớt chưa đủ khả năng chống lại ngoại khuẩn. Do đó cả UNICEF lẫn Tổ chức Y tế Thế giới đều khuyến khích người mẹ cho con bú sữa mẹ cho đến khi em bé hơn hai tuổi (ở các nước phát triển, vì lý do cá nhân hay xã hội, ít có người mẹ nào làm được thế).
Mặc dầu trẻ sơ sinh có sẵn một ít kháng thể (antibody) truyền qua nhau khi còn trong bụng mẹ, những kháng thể này từ từ sẽ tiêu đi. là nguồn cung cấp kháng thể cho đến khi hệ miễn nhiễm của em bé trưởng thành. Hệ miễn nhiễm của con người tiếp tục phát triển cho đến sau 5 năm mới hoàn tất.
- IgA tiết (secretory IgA) - có đủ lại kháng thể IgG, IgA, IgM, IgD and IgE. Nhưng nhiều nhất là IgA, đặc biệt là loại IgA tiết. Loại IgA này có khả năng tồn tại không bị acid của bao tử phá hủy khi em bé nuốt vào. Loại IgA tiết được bào chế đặc biệt dành riêng cho người mẹ và chuyền sang cho con mình, có tác dụng cho những vi khuẩn mà người mẹ đã gặp phải - do đó con của mình cũng được bảo vệ theo từng môi trường riêng. Ngoài ra, loại IgA này không tiêu hủy các vi khuẩn "có ích" cho bộ tiêu hóa. Đặc biệt một điều là khi tiêu diệt vi khuẩn IgA tiết không làm viêm (nghĩa là không tạo nhiệt, hay phá hủy tế bào thông thường).
- Oligosaccharide - Là một chuỗi các thành phần loại đường, gần giống cấu trúc của những phân tử trên màng tế bào, nơi vi khuẩn thường dùng để xâm nhập đường tiêu hóa. Vì thế vi khuẩn bám "nhầm" vào những chuỗi đường này và bị bài tiết ra ngoài, không có cơ hội xâm nhập cơ thể. Mucin trong sữa mẹ cũng là một loại tập hợp chất đạm và cabohydrate có khả năng thâu tóm vi khuẩn theo kiểu "lừa và bắt cóc" này.
- Lactoferrin - Chất này có khả năng gộp hai nguyên tử sắt thành một - làm thiếu chất sắt cần thiết cho sự tăng trưởng của một số vi khuẩn, thí dụ loại Staphylococcus aureus rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
- Chất đạm bám Vitamin B12 - Chất đạm này kềm chế không cho vi khuẩn thu nhập Vit B12 và làm giảm sự tăng trưởng của một số vi khuẩn.
- Yếu tố bifidus - Chất này khuyến khích sự tăng trưởng của một số vi khuẩn loại Lactobacillus bifidus - có ích cho hệ thống tiêu hóa.
- Các chất acid béo có trong sữa mẹ có khả năng làm vỡ màng bọc của các loại siêu vi trùng có vỏ bọc (enveloped virus) - như siêu vi trùng thủy đậu.
- Sữa non (colostrum) và các tế bào miễn nhiễm - Sữa non là đợt sữa em bé bú trong những ngày đầu trong đời. Sữa này đặc, có ngả màu vàng và chứa rất nhiều kháng thể, tế bào miễn nhiễm và một số chất có tác dụng chống vi trùng như interferon (chống siêu vi trùng), fibronectin (tăng cường lực lượng bạch cầu như đại thực bào (macrophage)). Có rất nhiều tế bào miễn nhiễm trong sữa non. Nhiều nhất (50% số bạch cầu) là bạch cầu trung tính (neutrophil), 40% đại thực bào, 10% lymphocyte, (trong đó 20% là loại tế bào B và 80% loại tế bào T).
Theo www.saanendoah.com:
Chất Sữa bò Sữa dê Sữa bột
Vitamin A 64 53 56 55 µg/100g
Vitamin D 0,03 0,03 0,03 0,06 µg/100g
Vitamin C 5,0 1,0 1,3 6,1 mg/100g
Vitamin E 0,3 0,7 0,7 0,3 µg/100g
Vitamin B1 (thiamin) 140 400 480 68 µg/100g
Vitamin B2 (riboflavin) 36 162 138 101 µg/100g
Axít pantothenic 200 300 300 304 µg/100g
Biotin 0,8 2,0 2,0 3,0 µg/100g
Axít nicôtinic (niaxin) 200 100 200 710 µg/100g
Axít folic 5,2 5,0 1,0 10 µg/100g
Vitamin B12 0,3 0,4 0,1 0,2 µg/100g
Vitamin B6 11 42 46 41 µg/100g
Vitamin K — —
Protein 1,3 3,25 3,5 2,5 g/100g
Carbohydrate 7 4,5 4,2 6,5 g/100g
Dựa theo tiêu chuẩn sữa mẹ, các nhà sản xuất sữa bột cố gắng tạo sữa theo 1 công thức bao gồm các thành phần chất đạm, mỡ, tinh bột, sinh tố vitamin, chất khoáng và nước. Họ kết hợp nguyên liệu để sữa bột có chất dinh dưỡng với tỉ lệ gần giống sữa mẹ. Những nguyên liệu chính phần lớn lấy từ sữa bò, nhưng cũng có thể từ đậu nành hay các nguồn thực phẩm khác. Từ đó, họ cho thêm các chất khác vào, pha trộn cho thành phần sữa gần giống sữa mẹ. Sữa này người ta còn gọi là sữa công thức (tiếng Anh: infant formula)
Sữa công thức không được khuyến khích dùng thay cho sữa mẹ. Tại Việt Nam, sữa công thức dành cho trẻ em dưới sáu tháng tuổi không được phép quảng cáo (ngoại trừ sữa đặc biệt dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng). Tất cả các quảng cáo sữa công thức và trên các hộp sữa đều phải có khuyến cáo: " là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ."