25/05/2018, 09:03

Sứa lược

"Ctenophorae" from Ernst Haeckel's Kunstformen der Natur, 1904 "Ctenophorae" from Ernst Haeckel's Kunstformen der Natur, 1904 Phân loại khoa học Vực (domain): Eukaryota ...

"Ctenophorae" from Ernst Haeckel's Kunstformen der Natur, 1904

"Ctenophorae" from Ernst Haeckel's Kunstformen der Natur, 1904

Phân loại khoa học

Vực (domain): Eukaryota

Giới (regnum): Animalia

Ngành (phylum): Ctenophora

Eschscholtz, 1829

Các lớp

Tentaculata

Nuda (Atentaculata)

là một ngành nhỏ (danh pháp khoa học: Ctenophora) cùng với nhóm thích ti (Cnidaria) hợp thành nhóm động vật ruột khoang (Coelenterata) trong động vật đối xứng tâm (Radiata), chúng có một vài đặc điểm riêng biệt như:

  • Chỉ sống ở biển, bơi lội tự do hoặc là bò lê trên đáy biển và có đối xứng dạng tỏa tròn.
  • Di chuyển bằng các tấm lược, là tấm hình thành từ nhiều lông bơi.
  • Trên tua bắt mồi có tế bào dính để tấn công và tự vệ.
  • Có nhiều đặc điểm cấu tạo giống với phần còn lại của động vật ruột khoang, tuy nhiên đã thấy xuất hiện dấu hiệu của lá phôi thứ ba và sự đối xứng hai bên. Không có tế bào gai đặc trưng như của phần còn lại (nhóm thích ti).

Khi xem xét sứa lược trên quan điểm nguồn gốc và tiến hóa, người ta so sánh chúng với thích ti và nhận thấy chúng có cả những đặc điểm cổ hơn so với thích ti (như có cơ quan chuyển vận dạng lông bơi thường thấy ở một số nhóm đơn bào), một số đặc điểm cao hơn (phân cắt trứng xác định, có mầm mống của lá phôi giữa) và một số đặc điểm riêng (tế bào dính, ấu trùng cydippid) từ đó cho ra một giả thiết cho rằng thích ti và sứa lược vốn có một mối quan hệ họ hàng gần gũi và có thể xuất phát từ một tổ tiên chung.

Đặc biệt, các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến nhóm sứa lược bò lê, là nhóm có đối xứng hai bên, có mầm mống lá phôi thứ ba, từ đó hình thành sự phân dị của mặt trên, mặt dưới hay là phần trước phần sau. Ở phần trước cơ thể tập trung các cơ quan cảm giác, ở phần bụng có các cơ quan vận động và thu nhận thức ăn. Những nét tiến hóa này mở ra những khả năng tiến hóa to lớn. Vì thế, một số nhà nghiên cứu dự đoán mang lược là tổ tiên chung của tất cả các ngành Động vật ba lá phôi.

Bathocyroe_fosteriD

Do có cơ thể mềm nên chưa tìm thấy hóa thạch của nhóm động vật này.

Hình dạng

Hình dạng chung của sứa lược là hình con quay, đối xứng tỏa tròn qua trục miệng - đối miệng. Trên cực đối miệng là cơ quan đỉnh giữ vai trò làm cơ quan thăng bằng. Dọc theo thân, bắt đầu từ cực đối miệng là 8 dãy tấm lược xếp hướng về phía cực miệng, trên tâm lược là nhiều lông bơi nhỏ. Đối xứng qua cơ thể là 2 tua bắt mồi giống như 2 quai bình, gốc của tua nằm sâu bên trong cơ thể. Tua bắt mồi thường rất dài, gấp nhiều lần chiều dài cơ thể của sinh vật. Tuy nhiên, cũng có một số loài có tua bắt mồi ngắn, thậm chí tiêu biến.

Trên tua bắt mồi của sứa lược có tế bào dính đặc trưng là collobblaste bắm chặt vào con mồi khi tấn công. Tế bào dính có hình đinh ghim, mũ hình bán cầu có các thùy dính. Có một sợi xoắn, một sợi thẳng nối tế bào dính với mô bì của tua. Khi tua chạm vào con mồi, sợi xoắn duỗi ra, bắn tế bào dính vào cơ thể con mồi. Sau khi phóng, tế bào dính không bị hủy mà được thu hồi lại như cũ.

Thành cơ thể

Một loài sứa lược biển sâu chưa xác định

Thành cơ thể sứa lược có 2 lớp tế bào và có một tầng keo ở giữa. Trong tầng keo này không có tế bào mô bì cơ như ở Sứa mà lại có tế bào cơ trơn, có khi là những tế bào rất lớn. Người ta đã phát hiện ra ở một số loài như Mnemiopsis leidyi có tế bào cơ trơn dài tới 6 cm. Sự biệt hóa của tế bào này và vị trí của nó trong tầng keo khiến nhiều người coi sứa lược là động vật ba lá phôi.

Thức ăn

Một số loài động vật nhỏ và phù du như giáp xác chân kiếm hoặc là ấu trùng của một số sinh vật biển như cá, tôm, cua ... ngoài ra còn cả thích ti và sứa lược trưởng thành. Các tua bắt mồi sau khi bắt dính mồi sẽ đưa mồi vào miệng, ở một số loài thấy xuất hiện thêm thùy hoặc tấm miệng hỗ trợ cho việc bắt mồi.

Cơ quan tiêu hóa

Có dạng túi, gần giống như thích ti, nhưng phức tạp hơn với nhiều ống. Có hầu và dạ dày. Từ dạ dày có các ống vị nối đến các tua bắt mồi và các nhánh hướng ra ngoài. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào trong hầu rồi tiêu hóa nội bào trong dạ day.

Hệ thần kinh

Có mạng thần kinh kiểu mạng lưới giống với thích ti tuy nhiên tế bào tập trung nhiều hơn ở dưới các tấm lược. Ở phía đối miệng, có 4 hạch thần kinh nhỏ ở ngay dưới cơ quan đỉnh. Ở giữa các hạch này là kết cấu bình thạch tựa lên 4 các chổi thăng bằng ở 4 hạch, giúp cảm nhận được độ nghiêng của cơ thể để lấy lại thăng bằng.

Hệ sinh dục

là loài động vật lưỡng tính, có 2 tuyến sinh dục đực và cái xếp đối xứng trong từng ống vị dọc và đối xứng qua mặt phẳng dạ dày.

Sinh sản và phát triển

Trứng và tinh trùng qua ống vị ra ngoài, thụ tinh ngoài trong nước (trừ một vài loại sứa lược dẹp thụ tinh trong). Trứng phân cắt hoàn toàn, không đều, xác định. Phôi vị hình thành theo kiểu lõm vào hoặc lan phủ. Lá phôi trong có phần phân hóa thành mầm lá phôi giữa, sau này sẽ tạo thành tầng keo. Trứng nở thành ấu trùng cydippid chưa có tuyến sinh dục phát triển và sẽ biến thái để cho các cá thể trưởng thành.

Phân loại

Cydippida

Hiện nay người ta chia ngành sứa lược thành 2 lớp:

  • Lớp Tentaculata: sứa lược có tua, chia thành 4 bộ:
    • Cydippida: Phân bố rộng từ ven biển đến biển khơi, từ vùng cực tới xích đạo, cơ thể hình con quay, tua bắt mồi phát triển.
    • Lobata ( thùy): tua bắt mồi chỉ phát triển ở giai đoạn ấu trùng, có thùy miệng và tấm miệng.
    • Cestida ( giải): tập trung ở vùng biển nhiệt đới, cơ thể dẹp bên, hình dải.
    • Platyctenida ( dẹp): sống ở vùng biển nước nông và vùng cực. Có cả sinh sản vô tính và hữu tính, thụ tinh trong cơ thể. Trong bộ này có nhiều loài bơi hoặc bò trên nền đáy, có cả loài sống bám như Tiafiella tristoma hay ký sinh như Gastrodes sp..
  • Lớp Atentaculata: nhóm khoảng 25 loài sứa lược không tua, chỉ sống ở biển khơi, có thể nuốt chửng mồi nhờ miệng mở rộng hoặc cắt mồi nhờ các lông cứng trong khoang miệng.
0