25/05/2018, 09:03

Khái quát đầu tư từng nước

Trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế với Việt Nam, Pháp có một mối quan hệ rất đặc biệt, bởi vì Việt Nam từng là nước thuộc địa của Pháp và đã đánh thắng Pháp. Pháp đã để lại đây rất nhiều dấu ấn về văn hoá, về các cơ sở hạ tầng, kiến trúc. ...

Trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế với Việt Nam, Pháp có một mối quan hệ rất đặc biệt, bởi vì Việt Nam từng là nước thuộc địa của Pháp và đã đánh thắng Pháp. Pháp đã để lại đây rất nhiều dấu ấn về văn hoá, về các cơ sở hạ tầng, kiến trúc. Do vậy trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì họ là nước quan tâm đến Việt Nam nhiều nhất. Hiện Pháp là nước đứng thứ 7 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam và đứng đầu trong các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Ngay khi có chủ trương “mở cửa” của Nhà nước đi kèm với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Pháp đã có mặt ngay tại Việt Nam sau đó vào đầu năm 1988.

Hiện đã có 141 dự án được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đầu tư là 2.173 triệu USD. Trừ 3 dự án hết hạn và 34 dự án giải thể trước thời hạn, còn 104 dự án đang hoạt động với vốn đầu tư là 1.792 triệu USD, như vậy qui mô một dự án là 17,45 triệu USD đây là con số lớn hơn nếu so với qui mô bình quân vốn của một dự án tại cùng thời điểm năm ngoái (tháng 2/1999) là 16 triệu USD và lớn hơn mức trung bình của tổng thể (hơn 15 triệu USD), tuy nhiên vẫn thấp hơn qui mô trung bình của các dự án của EU (hơn 18 triệu USD). Các dự án của Pháp cũng đã tạo việc làm cho gần 1 vạn lao động trực tiếp (chưa kể lao động gián tiếp), đây là con số lớn nhất về lao động được tạo ra trong số các nước EU.

Về hình thức đầu tư: Pháp đầu tư chủ yếu theo hình thức liên doanh, chiếm 55% số dự án và 48% vốn đầu tư. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 36,5% số dự án nhưng đa phần là các dự án nhỏ, chiếm 5,9% về vốn. Pháp có dự án BOT cấp nước tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD, vốn pháp định 36 triệu USD, thời hạn 25 năm, do Công ty Sues Leonaise Des Eaux và Pilecon Engine Berhard. Dự án đã đi vào hoạt động, công suất thiết kế là 300.000 m3/ngày.

Các nhà đầu tư Pháp có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân tới 11 lĩnh vực (nhiều nhất trong EU cùng với Hà Lan), nhưng vốn đầu tư tập trung lớn nhất vào ngành Giao thông vận tải - Bưu điện với 658,6 triệu USD, chiếm 37% vốn đầu tư; công nghiệp nặng thu hút 22 dự án với 279 triệu USD, chiếm 15% vốn đầu tư. Có một điều đặc biệt là các nhà đầu tư của Pháp có các dự án trong lĩnh vực như nông nghiệp với 17 dự án (nhiều nhất EU) với số vốn tương đối lớn tới 223.954.710 USD và có tới 6 dự án trong lĩnh vực về văn hoá - y tế - giáo dục (nhiều nhất EU) với số vốn 52.449.487 USD. Sau đây là bảng số liệu về đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam được phân theo ngành đầu tư cụ thể, tính đến 1/3/2000 (Nguồn số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Bảng 9: Đầu tư của Pháp vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 01/03/2000)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nặng 22 279.989 30.609 56.347 943
2 CN nhẹ 15 25.756 22.121 103.924 2.754
3 CN TP 4 21.511 3.232 26.958 146
4 N - LN 17 223.955 113.757 288.721 2.700
5 KS - DL 10 142.246 123.516 90.361 1.091
6 Dịch vụ 9 90.791 2.219 897 104
7 XD VPCH 2 84.000 27.695 98 397
8 GTVT - BĐ 7 658.694 58.769 193445 696
9 Xây dựng 6 132.731 4.494 14.879 74
10 VH - Y tế - GD 6 52.449 20.240 80.103 826
11 TC - NH 6 80.300 80.000 30.148 129
TỔNG SỐ 104 1.792.422 486.653 885.883 9.860

Số dự án đã hết hạn: 3 dự án Vốn hết hạn: 3.466.667 USD

Số dự án đã giải thể: 34 dự án Vốn giải thể: 377.537.391 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 141 dự án

Tổng vốn đầu tư: 2.173.425.637 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Theo phân bố địa phương: các dự án của Pháp có mặt tại 25 tỉnh, thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu vào một số vùng trọng điểm kinh tế, nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương.

Các dự án lớn của Pháp đáng chú ý: Hợp doanh viễn thông giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông và France Telecom, tổng vốn đầu tư 615 triệu USD, hai bên đã góp 28 triệu USD, dự án đang triển khai tốt. Công ty TNHH mía đường Bourbon Tây Ninh vốn đầu tư 111 triệu USD, dự án đang triển khai tốt, đang trong quá trình xin chuyển thành 100% vốn nước ngoài. Tập đoàn Bourbon có nhiều dự án lớn tại Việt Nam như hệ thống siêu thị Cora Vũng Tàu đã triển khai tốt, đại siêu thị An Lạc, siêu thị Thăng Long (mới cấp giấy phép), dự án làm thức ăn gia súc hiệu CONCO triển khai tốt, … Dự án cấp nước Thủ Đức, vốn đầu tư 120 triệu USD đang triển khai. Hai dự án làm khách sạn Hilton. Có hai dự án vốn đầu tư lớn mới cấp giấy phép cuối năm 1999 là Công ty liên doanh nhựa đường Total vốn đầu tư 198 triệu USD và Câu lạc bộ đua ngựa thể thao vốn đầu tư 57 triệu USD.

Hầu hết các dự án của Pháp đều đem lại hiệu quả cao, đa phần doanh thu đều đã vượt phần vốn thực hiện mặc dù tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư vẫn còn thấp (27%, trong khi tỷ lệ trung bình của EU là 42%, và của tất cả là 43%). Doanh thu các dự án của Pháp là 885.883.278 triệu USD, bằng 1,78 so với vốn thực hiện.

Luồng vốn đầu tư trực tiếp từng năm của Pháp vào Việt Nam ngày càng tăng lên theo thời gian, tất nhiên có 1 hay hai năm thì luồng vốn giảm đi, nhưng các năm đó thì số dự án lại tăng lên. Năm 1990 đầu tư của Pháp vào Việt Nam mới là 5 triệu USD (số liệu của Uỷ ban châu Âu), nhưng các năm tiếp theo 1991, 1992, 1993 là 41,4triệu, 131 triệu, 181,8 triệu USD, đến cuối tháng 12/97 là 544,126 triệu USD, sau đó đến năm 1998 thì do có khủng hoảng vào năm 1997 nên đã giảm đi còn 25,338 triệu USD (số dự án năm này là 15 cao nhất trong số các nước EU cùng thời điểm đó, và cao hơn so với năm ngoái tại cùng thời kỳ (5 dự án)). Tuy nhiên, đến khi “cơn bão đã qua” thì Pháp đã đầu tư nhiều hơn, mặc dù chỉ có 5 dự án (từ ngày 28/02/1999 đến 28/02/2000) nhưng qui mô một dự án là lớn hơn so với mức bình quân một dự án của EU (18,42 triệu USD) là gần 50 triệu USD. Đây quả là con số đáng mừng cho một hy vọng ngày có càng nhiều các dự án lớn đầu tư của Pháp vào Việt Nam.

Tuy có một sự lạc quan như vậy, nhưng các dự án của Pháp vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, đó là số dự án giải thể cao so với mức trung bình, đã có 34 dự án giải thể trước thời hạn - 33% số dự án (trong khi mức trung bình của các nước là 17%). Thêm vào đó, có một số lĩnh vực các nhà đầu tư Pháp chưa đạt được hiệu quả như dịch vụ, giao thông vận tải - bưu điện, tài chính ngân hàng, và đặc biệt là lĩnh vực xây dựng văn phòng - căn hộ, và đây cũng chính là nơi các dự án giải thể trước thời hạn nhiều nhất.

Do vậy chúng ta cần phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến điều đáng lo ngại này để có thể ngày thu hút một nhiều và quản lý tốt hơn các dự án của Pháp - một cường quốc đứng vào hàng ngũ 7 nước phát triển nhất (G7), có như vậy thì chúng ta mới tránh được rủi ro, đảm bảo được sự ổn định của dòng đầu tư nước ngoài kể cả khi gặp rủi ro như khủng hoảng.

“ Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” - đây là một niềm tự hào từ rất lâu của người Anh - thực dân lớn nhất từ trước đến nay và nay là một trong các thành viên của nhóm G7. Đối với khu vực Đông Nam á thì Anh cũng có một số thuộc địa như Thái Lan, Mianma, nên Anh cũng có rất nhiều duyên nợ về quan hệ hợp tác kinh tế với khu vực này, trong đó có Việt Nam.

Cũng như các nhà đầu tư Pháp, các nhà đầu tư Anh quốc có mặt tại Việt Nam ngay từ năm đầu thực hiện Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1988 dưới hình thức các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC). Đây là lĩnh vực mà Anh hiện đang đứng nhất, nhì trên thế giới. Hiện Anh là nước đứng thứ 10 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ hai trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Tính tới ngày 1 tháng 3 năm 2000, đã có 39 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với số vốn là 1.299,8 triệu USD, trừ 7 dự án hết hạn và 4 dự án giải thể trước thời hạn, hiện còn 28 dự án đang hoạt động với vốn đầu tư là 1.046,5 triệu USD (qui mô dự án là hơn 37 triệu USD - đây là mức khá cao so với mức trung bình của các nước). Số vốn đầu tư Anh đã thực hiện trong các dự án là 629 triệu USD, và tạo việc làm cho trên 3.000 lao động.

Vốn đầu tư của Anh tập trung chủ yếu cho các PSC trong lĩnh vực dầu khí. Hình thức hợp doanh (4 PSC dầu khí, tổng vốn đầu tư 192,4 triệu USD) chiếm 46% tổng vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam. Hình thức 100% vốn nước ngoài với 11 dự án, bằng số dự án liên doanh nhưng qui mô nhỏ hơn nhiều (38 triệu USD so với 242 triệu USD). Trong 4 dự án BOT thì Anh có 1 dự án sản xuất methanol với tổng vốn đầu tư lên tới 270 triệu USD.

Về cơ cấu đầu tư: các nhà đầu tư Anh quốc chú trọng vào công nghiệp dầu khí, công nghiệp nặng và lĩnh vực viễn thông. Lĩnh vực khách sạn chỉ có 2 dự án, tổng vốn đầu tư lên tới 133 triệu USD (riêng khách sạn Giảng Võ vốn đầu tư là 103 triệu USD, tuy nhiên dự án hiện chưa triển khai). Nhìn chung về qui mô đầu tư, Anh là một quốc gia có nhiều dự án đầu tư qui mô lớn vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án dầu khí (xem bảng):

Bảng 10: Đầu tư của Anh vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 01/03/2000)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nặng 6 335.870 44.688 194.535 345
2 CN Dầu khí 4 192.400 496.058 0 259
3 CN nhẹ 3 18.412 67.708 64.840 1.098
4 CN TP 1 12.000 11.910 147 112
5 N - LN 2 23.647 19.522 4.721 1.194
6 KS - DL 2 133.000 13.926 0 31
7 Dịch vụ 4 2.120 400 3.858 17
8 GTVT - BĐ 1 289.060 0 0 0
9 Xây dựng 2 5.035 4.545 330 83
10 TC - NH 3 35.000 31.200 4.833 47
TỔNG SỐ 28 1.046.545 629.020 273.264 3.186

Số dự án đã hết hạn: 7 dự án Vốn hết hạn: 189.340.000 USD

Số dự án đã giải thể: 4 dự án Vốn giải thể: 63.930.000 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 39 dự án

Tổng vốn đầu tư: 1.299.814.683 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Một số dự án lớn đáng chú ý: Hợp doanh khai thác mạng viễn thông nội hạt với Cable & Wireless vốn đầu tư 289 triệu USD, dự án hiện chưa triển khai. 3 PSC tìm kiếm và thăm dò dầu khí của Anh đều vượt vốn cam kết. PSC thăm dò và khai thác dầu khí lô 6, 19, 12E của Ongc Videsh, BP và Den Norske (Na Uy) cam kết 17 triệu USD, thực hiện 148 triệu USD. PSC của BP, Den Norske khai thác lô 05 - 3 đăng ký 42 triệu USD, thực hiện 138 triệu USD. PSC khai thác dầu khí lô 05 - 2 của BP và STATOIL (Na Uy) vốn đăng ký 103 triệu USD, thực tế bên nước ngoài đã đầu tư 197 triệu USD. Vì vậy đầu tư thực hiện của Anh lên tới 629 triệu USD (trong đó 496 triệu USD, chiếm 79% vốn thực hiện) là thực hiện các PSC dầu khí. Các dự án 100% vốn nước ngoài đa phần là các dự án nhỏ, do địa phương hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất cấp phép, hiện chưa triển khai góp vốn. Một dự án đáng chú ý nữa của Anh là Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential (100% vốn nước ngoài) mới cấp phép tháng 10 năm 1999, bên nước ngoài đã góp ngay 10 triệu USD (vốn đăng ký 14 triệu USD) và triển khai hoạt động tích cực.

Nếu như, trong các năm trước đây luồng vốn của Anh đầu tư vào nước ta khá thất thường lên xuống không định trước, kể cả khi không có khủng hoảng hay là lúc nước ta đang phát triển nhất ( theo nguồn số liệu của Uỷ ban châu Âu thì năm 1991 là7 triệu, 1992 là 241,3 triệu , năm 1993 là 1,3 triệu, năm 1994 là 15,4 triệu USD).Thì chỉ đến gần đây Anh mới thực sự đầu tư vào Việt Nam sau cuộc khủng hoảng - lúc chúng ta cần vốn nhất, đầu tư của Anh vẫn tăng lên với qui mô lớn hơn (tỷ trọng vốn đầu tư năm 98/97 là 471,43%) mặc dù các nước khác trong EU ngừng đầu tư hoặc đầu tư giảm. Do vậy các dự án lớn của Anh hầu hết là mới , đặc biệt là các dự án về dầu khí, 3 dự án này của Anh về lĩnh vực này đều vượt vốn cam kết, các nhà đầu tư Anh cũng đã đưa vốn thực hiện rất nhanh (chiếm 61% so với tổng vốn đầu tư) đây cũng là một nét rất khác so với các dự án của các nước trong Liên minh và tất cả các nước đầu tư vào Việt Nam.

Mặc dù các dự án lớn về dầu khí, và một số dự án khác của Anh mới đi vào hoạt động và chưa thu được hiệu quả nhưng chúng ta luôn tin và hy vọng các dự án này của Anh sẽ đạt được hiệu quả xứng đáng với đồng vốn mà Nhà nước ta cùng với bạn đầu tư vào. Đất nước Anh - đất nước có nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn - luôn là một trong những mục tiêu rất quan trọng để chúng ta thu hút FDI, nếu tiếp tục đầu tư như hai năm trở lại đây, với qui mô lớn và sẵn sàng đầu tư kể cả khi có khủng hoảng kinh tế trên thế giới thì trong tương lai Anh sẽ không phải đứng vị trí khiêm tốn trong bảng xếp hạng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hà Lan là nước đứng thứ 14 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước EU. Trong những năm trước đây Hà Lan là luôn là một trong những nước đầu tư khá ổn định tại Việt Nam trong từng năm, theo số liệu của Uỷ ban châu Âu thì Hà Lan ngay trong năm 1990 đã đầu tư 45 triệu USD, đứng thứ hai trong năm đấy sau Thụy Điển. Trong các năm tiếp theo tuy có lên xuống nhưng biên độ cũng không lớn lắm và số tiền đầu tư tương đối đều đều khoảng một, hai chục triệu USD, đặc biệt trong năm 1998 thì cùng với Anh, Hà Lan là một trong hai nước của EU đầu tư năm 1998 cao hơn so với năm 1997, tỷ trọng vốn đầu tư năm 1998/1997 của Hà Lan là rất cao đạt 632,65%. Tuy số tiền không thật là lớn lắm song quả thật là rất đáng mừng đối với nước ta sau cơn khủng hoảng tồi tệ năm 1997.

Hiện nay Hà Lan có 46 dự án đã được cấp phép hoạt động, vốn đầu tư là 879 triệu USD, trừ 10 dự án bị giải thể trước hạn, như vậy Hà Lan có 36 dự án còn hiệu lực với vốn 587 triệu USD. Họ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức liên doanh với 19 dự án, chiếm 69% vốn đầu tư. Hình thức 100% vốn nước ngoài có 14 dự án, chiếm 18% vốn đầu tư. Nhìn chung các dự án của Hà Lan có vốn đầu tư vừa và nhỏ (qui mô bình quân dự án - 15,7 triệu USD tuy có ở trên mức bình quân so với tổng thể, nhưng nhỏ hơn khi so sánh với EU).

Cùng với Pháp, Hà Lan là nước đầu tư vào ta với nhiều lĩnh vực nhất trong nền kinh tế quốc dân (11 lĩnh vực), trong đó có cả lĩnh vực nông - lâm nghiệp tuy với 2 dự án nhưng với lượng vốn khá lớn là 60.168.750 (qui mô trung bình 1 dự án là khoảng 30 triệu USD - cao nhất của EU về lĩnh vực này). Sau đây là bảng tổng kết tình hình đầu tư trực tiếp của Hà Lan phân theo ngành kinh tế quốc dân tính đến 28/02/2000 (Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Bảng 11: Đầu tư của Hà Lan vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 01/03/2000)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nặng 10 110.090 57.907 300.569 896
2 CN Dầu khí 2 73.500 127.101 0 41
3 CN nhẹ 2 17.800 14.170 7.667 150
4 CN TP 6 153.052 44.323 109.535 1.665
5 N - LN 2 60.169 45.169 90.039 482
6 KS - DL 2 87.209 22.656 3.086 57
7 Dịch vụ 2 2.50 2.000 39 14
8 XD VPCH 3 28.310 33.002 40.720 170
9 GTVT - BĐ 1 700 864 5.104 97
10 Xây dựng 2 19.827 5.125 10.104 75
11 TC - NH 4 34.250 31.375 6.419 154
TỔNG SỐ 36 587.407 383.692 573.282 3.801

Số dự án đã hết hạn: 0 dự án Vốn hết hạn : 0 USD

Số dự án đã giải thể: 10 dự án Vốn giải thể: 291.888.130 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 46 dự án

Tổng vốn đầu tư: 879.295.016 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Một số dự án lớn đáng chú ý: Công ty nước giải khát IBC (Pepsi) vốn đầu tư 110 triệu USD, dự án triển khai tốt. Dự án kinh doanh khách sạn Cột Cờ Thủ Ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh vốn đầu tư 81,5 triệu USD, hiện nay do khó khăn về thị trường nên chưa triển khai. Dự án sản xuất kem ăn và đá khô, Công ty TNHH Wall’s Việt Nam vốn đầu tư 30 triệu USD, dự án triển khai tốt, có hiệu quả. Công ty Foremost vốn đầu tư 49,5 triệu USD, hoạt động tốt.

Với 36 dự án còn hiệu lực, Hà Lan đã thực hiện trên 65% vốn đăng ký (384 triệu USD), tạo việc làm cho gần 4.000 lao động trực tiếp cùng hàng vạn lao động gián tiếp.

CHLB Đức là nước đứng thứ 19 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 4 trong số các nước EU. Hiện có 37 dự án đã được cấp phép hoạt động, vốn đầu tư là 374 triệu USD, trừ 2 dự án hết hạn và 7 dự án giải thể trước hạn, Đức có 28 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 354,6 triệu USD (qui mô vốn của một dự án là thấp - hơn 12 triệu USD).

Bảng 12: Đầu tư của CHLB Đức vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 01/03/2000)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nặng 7 127.942 19.229 5.254 125
2 CN Dầu khí 1 26.211 26.211 0 3
3 CN nhẹ 8 19.099 12.396 57.244 2.194
4 N - LN 1 16.600 4.400 24.118 71
5 Dịch vụ 2 2.030 872 3.259 12
6 XD VPCH 1 109.440 0 0 5
7 GTVT - BĐ 3 28.933 19.613 44.056 214
8 Xây dựng 3 1.900 500 0 2
9 TC - NH 2 22.500 22.500 0 0
TỔNG SỐ 28 354.656 105.721 133.931 2.626

Số dự án đã hết hạn: 2 dự án Vốn hết hạn: 1.500.000 USD

Số dự án đã giải thể: 7 dự án Vốn giải thể: 18.324.865 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 37 dự án

Tổng vốn đầu tư: 374.480.506 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Các nhà đầu tư Đức có mặt tại Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên có dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (4 dự án được cấp phép từ năm 1988), tuy nhiên các dự án này đều của các Việt kiểu ở Đức đầu tư về nước và đã hết hạn hoặc giải thể. Nhìn vào bảng trên ta thấy lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp nặng với 127,9 triệu USD, chiếm 36% vốn đầu tư. Lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ cho thuê có 1 dự án lớn (Badaco Wego ở thành phố Hồ Chí Minh) với tổng vốn đầu tư 109 triệu USD, tuy nhiên do tình hình kinh doanh văn phòng cho thuê hiện không thuận lợi, dự án xin giãn tiến độ. Họ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức liên doanh với 14 dự án, tổng vốn đầu tư 287 triệu USD, chiếm 81% vốn đầu tư. Hình thức 100% vốn nước ngoài có 13 dự án, tổng vốn đầu tư 66,5 triệu USD, chiếm 19% vốn đầu tư.

Như đã nói ở trên, qui mô vốn trung bình của một dự án của CHLB Đức tương đối thấp so với mặt bằng chung. Đầu tư của Đức cũng khá nhỏ giọt, tuy đứng thứ 4 trong EU nhưng so với tổng thể thì Đức đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng các nhà đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, đây là một vị trí rất khiêm tốn nếu so với tiềm năng của một nước Đức thống nhất. Trong những năm trước đây Đức đầu tư trong một năm rất thấp mà lại có nhiều dự án. Năm 1990 có 5 triệu USD, năm 1992 đầu tư 6,1 triệu USD, đặc biệt năm 1993 chỉ đầu tư có 1,9 triệu USD. Trong năm khủng hoảng kinh tế thì đầu tư của Đức đã giảm hẳn, tỷ trọng vốn đầu tư 1998/1997 chỉ có 12,31%. Vào năm 2000 này cũng theo xu thế chung của EU, Đức đã đầu tư tăng lên và đứng thứ 4 trong khối EU (năm 1999 Đức đứng thứ 5). Một số dự án lớn: Công ty liên doanh Amata Power (cung cấp điện cho Khu công nghiệp Biên Hoà), nhà máy điện đi vào hoạt động từ năm 1997.

Các dự án của Đức rất có hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, dịch vụ, và giao thông vận tải - bưu điện, doanh thu nhiều lúc đã vượt cả vốn đầu tư (như trong lĩnh vực giao thông vận tải -bưu điện). Còn các lĩnh vực khác như công nghiệp nặng, dầu khí thì chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tính đến 20/3/1999 các dự án của Đức đã có mặt tại 9 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng tập trung chính tại thành phố Hồ Chí Minh với 7 dự án và với 59,6% tổng số vốn (136 triệu USD) và tại Hà Nội với 5 dự án và 12,7% tổng số vốn đầu tư (29 triệu USD).

Với 28 dự án còn hiệu lực, Đức đã thực hiện gần 30% vốn đăng ký (105,7 triệu USD), tạo việc làm cho khoảng 2.600 lao động trực tiếp cùng khoảng hơn một vạn lao động gián tiếp.

Trong số các nước EU thì Thụy Điển luôn giành được sự thiện cảm của người Việt Nam, trong chiến tranh Thụy Điển đã từng ủng hộ Việt Nam chống lại Mỹ, khi chúng ta mở cửa thì Thụy Điển cũng đã đầu tư vào Việt Nam bằng nhiều dự án ODA với lãi suất thấp, thậm chí không hoàn lại. Đối với các dự án FDI tuy không được như vậy, nhưng trong những năm đầu tiên Thụy Điển luôn là nước đầu tư mạnh, ví dụ năm 1990 bạn đã đầu tư tới 47,5 triệu USD lớn nhất trong năm đó (so với các dự án của EU). Hiện nay Thụy Điển là nước đứng thứ 20 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 5 trong số các nước EU. Hiện có 8 dự án đã được cấp phép hoạt động, vốn đầu tư là 372,8 triệu USD, trừ 1 dự án đã hết hạn. Thụy Điển có 7 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 370,8 triệu USD. Như vậy nếu xét về qui mô thì Thụy Điển là nước có qui mô một dự án lớn nhất trong EU tới gần 53 triệu USD cho một dự án.

Thụy Điển đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức liên doanh với 4 dự án, chiếm 57% số dự án, tổng vốn đầu tư 27,8 triệu USD, chiếm 7% vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Thụy Điển tập trung vào dự án BCC về thông tin di động giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông và Comvik, tổng vốn đầu tư 341 triệu USD, chiếm 92% vốn đăng ký của Thụy Điển tại Việt Nam. Hai bên đã góp 87 triệu USD trong đó bên nước ngoài góp 65 triệu USD. Dự án đang triển khai tốt. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là viễn thông. Lĩnh vực kinh doanh khách sạn có dự án xây dựng khách sạn SAS Hà Nội, vốn đầu tư 25 triệu USD, tuy nhiên dự án này hiện đang xin giãn tiến độ. Nhìn chung các dự án còn lại đầu tư qui mô nhỏ. Sau đây là bảng tổng kết tình hình đầu tư trực tiếp của Thụy Điển tính đến 28/02/2000:

Bảng 13: Đầu tư của Thụy Điển vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 01/03/2000)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nặng 1 500 150 934 76
2 CN Dầu khí 1 326 246 0 10
3 KS - DL 1 25.000 7.460 0 9
4 GTVT - BĐ 1 341.500 87.238 99.421 709
5 Xây dựng 3 3.500 1.331 2.114 98
TỔNG SỐ 7 370.826 96.426 102.469 902

Số dự án đã hết hạn: 1 dự án Vốn hết hạn: 2.007.400 USD

Số dự án đã giải thể: 0 dự án Vốn giải thể: 0 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 8 dự án

Tổng vốn đầu tư: 372.833.240 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Các dự án của Thụy Điển tập trung tại Hà Nội với 6 dự án với số vốn chiếm tới 99,9% tổng vốn, còn một dự án nhỏ tại Bình Dương vốn đầu tư có 1 triệu USD trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Các dự án của Thụy Điển hoạt động khá tốt, doanh thu cũng đã vượt so với số vốn thực hiện.

Với 7 dự án còn hiệu lực, Thụy Điển mới thực góp 96,4 triệu USD đạt 26% vốn đăng ký (trong đó 90% là vốn góp vào dự án viễn thông), tạo việc làm cho khoảng 90 lao động.

Đan Mạch hiện đứng thứ 28 trong các nước đầu tư vào Việt Nam với 6 dự án đã được cấp giấy phép, tổng vốn đầu tư 112 triệu USD, trừ 2 dự án giải thể trước thời hạn thì Đan Mạch có 4 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 105 triệu USD. Như vậy qui mô bình quân của 1 dự án là khá lớn (đứng thứ 3 sau Thụy Điển và Anh). Sau đây là bảng đầu tư phân theo ngành của Đan Mạch tính đến 28/02/2000:

Bảng 14: Đầu tư của Đan Mạch vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 01/03/2000)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN thực phẩm 2 103.944 51.273 196.310 522
2 Dịch vụ 2 1.242 0 0 0
TỔNG SỐ 4 105.186 51.273 196.310 522

Số dự án đã hết hạn: 0 dự án Vốn hết hạn: 0 USD

Số dự án đã giải thể: 2 dự án Vốn giải thể: 7.300.000 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 6 dự án

Tổng vốn đầu tư: 112.485.840 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Nhìn vào bảng trên ta thấy, Đan Mạch tập trung vốn đầu tư vào ngành sản xuất bia với 2 nhà máy lớn là Nhà máy bia Đông Nam Á (bia Halida và Carlsberg), vốn đầu tư 79,6 triệu USD và Công ty bia Huế (Huda) vốn đầu tư 24 triệu USD. Hai dự án này đều triển khai hoạt động tốt, doanh thu thậm chí đã vượt cả vốn đầu tư mặc dù vốn thực hiện mới chỉ đạt chưa đầy 50%. Hai dự án còn lại mới được địa phương cấp năm 1999 nhưng qui mô nhỏ. Do Đan Mạch chỉ thực sự mạnh trong lĩnh vực này nên đầu tư của họ không theo từng năm như các nước EU khác mà là từng đợt theo thoả thuận với các nhà chức trách của Việt Nam.

Số dự án giải thể của Đan Mạch là 2, như vậy là tỷ lệ tương đối cao so với mức mặt bằng chung. Các dự án của Đan Mạch đã tạo việc làm cho khoảng 500 lao động trực tiếp.

Là một trong số các nước thuộc G7 và có mối quan hệ khá tốt với Việt Nam (Italia là nước phương Tây đầu tiên viện trợ chính thức cho ta), tuy nhiên Italia đứng thứ 29 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với 11 dự án được cấp phép, tổng vốn đầu tư 65,8 triệu USD, trừ 1 dự án đã hết hạn hoạt động, vốn 75.000 USD và 5 dự án giải thể trước thời hạn vốn 26 triệu USD Italia còn 5 dự án đang hoạt động, vốn đầu tư 39,6 triệu USD. Vốn đầu tư của Italia rất thất thường và hay nhỏ giọt theo từng năm, và các dự án này đều là các dự án có qui mô nhỏ về vốn. Các dự án của Italia hoạt động không có hiệu quả, doanh thu chỉ đạt có 5,7 triệu USD (tính đến 20/3/1999) nhỏ hơn nhiều so với vốn góp là 26,6 triệu USD. Dự án lớn nhất là dự án liên doanh container Đà Nẵng tổng vốn đầu tư 20 triệu USD, hiện hoạt động không hiệu quả xin giải thể và dự án sản xuất nhôm Việt Nam - Italia, vốn đầu tư 11 triệu USD. Các dự án còn lại hoặc chưa triển khai hoặc đã ngừng hoạt động.

Bảng 15: Đầu tư trực tiếp của Italia phân theo ngành

(từ ngày 01/01/1988 đến ngày 31/12/1999)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nặng 1 20.000 4.649 0 11
2 CN nhẹ 2 2.500 0 0 2
3 Nông lâm nghiệp 1 1.583 1.583 350 6
4 Dịch vụ 1 250 0 0 0
5 Xây dựng 1 11.000 0 0 7
TỔNG SỐ 6 35.333 6.232 350 26

Số dự án đã hết hạn: 1 dự án Vốn hết hạn: 75.000 USD

Số dự án đã giải thể: 5 dự án Vốn giải thể: 26.041.142 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 12 dự án

Tổng vốn đầu tư: 61.449.142 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Hầu hết các dự án của Italia là các dự án liên doanh với 4 dự án cùng 38 triệu USD (chiếm 96%), còn một dự án còn lại là đầu tư 100% vốn nước ngoài. Các dự án của Italia tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với 3 dự án với số vốn 27 triệu USD (chiếm 68,2% vốn đầu tư). Có 5 dự án đang hoạt động thì phân bố tại 5 tỉnh khác nhau là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam. Trong đó Đà Nẵng là tỉnh được đầu tư có số vốn lớn nhất là 20.000.000 USD, tiếp đến là Quảng Nam với số vốn là 11.000.000 USD, các tỉnh thành còn lại có số vốn đầu tư không đáng kể. Các dự án của Italia hầu hết vốn thực hiện chưa có hoặc với số vốn không nhiều so với vốn cam kết đầu tư, thêm vào đó hầu hết các dự án này thiếu sự hiệu quả (có tới 5 dự án doanh thu bằng 0) và lao động của các dự án này đều rất thấp có 26 lao động trực tiếp.

Bỉ là nước đứng thứ 30 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam. Hiện có 12 dự án được cấp phép hoạt động, vốn đầu tư là 59 triệu USD. Trừ 1 dự án Chế tác Kim cương tại Hà Nội bị giải thể trước hạn do Bên nước ngoài (Công ty International Gem Manufactuers N.V) không triển khai, còn lại 11 dự án vốn 58 triệu USD. Sau đây là bảng tổng kết tình hình đầu tư trực tiếp của Bỉ tại Việt Nam tính từ ngày 01/01/1988 đến 31/12/1999 (nguồn Bộ KH & ĐT):

Bảng 17: Đầu tư trực tiếp của Bỉ phân theo địa phương

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 31/12/1999)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nặng 7 28.610 5.123 29.487 974
2 CN thực phẩm 1 2.419 0 0 0
3 Nông lâm nghiệp 2 10.480 7.850 9.287 357
4 Khách sạn - Du lịch 1 16.913 15.089 1.015 113
TỔNG SỐ 11 58.422 28.051 39.789 1.444

Số dự án đã hết hạn: 0 dự án Vốn hết hạn: 0 USD

Số dự án đã giải thể: 1 dự án Vốn giải thể: 1.050.000 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 12 dự án

Tổng vốn đầu tư: 59.471.775 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Hình thức đầu tư của Bỉ là liên doanh và 100% vốn nước ngoài, hai hình thức này chiếm bằng nhau về số dự án. Các dự án của Bỉ phần lớn có qui mô đầu tư nhỏ. Các nhà đầu tư Bỉ đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực gia công chế tác với 4 dự án - đây là điểm mạnh của họ. Các dự án có thể kể đến là dự án cấp nước cho Khu công nghiệp Đình Vũ vốn đầu tư 19 triệu USD, mới được cấp phép năm 1999, đang hoàn thành các thủ tục hành chính. Dự án xây dựng trung tâm giao dịch thương mại Hải Phòng, vốn đầu tư 16,9 triệu USD đã khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1998. Dự án liên doanh chè Phú Bền vốn đầu tư 10 triệu USD đang triển khai hoạt động tốt, tạo nguồn thu ổn định cho hàng trăm hộ trồng chè tại Phú Thọ.

Nhìn chung các dự án của Bỉ hoạt động cũng tương đối hiệu quả có doanh thu cũng đã vượt số vốn góp.

Luxembourglà một trong những nước có một diện tích nhỏ nhất của châu Âu, tuy nhiên đây là một đất nước có thể nói là có mức GNP/người luôn đứng trong số 3 nước cao nhất trên thế giới. So với các nước trong EU khác, mãi đến năm 1993 Luxembourg mới đầu tư vào Việt Nam với số vốn rất nhỏ là 2 triệu USD. Hiện nay Luxembourg là nước đứng thứ 37 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam. Hiện có 11 dự án được cấp phép hoạt động, vốn đầu tư là 35 triệu USD. Trừ 1 dự án Nhà máy Dệt Hải Vân chuyển thành quốc doanh Việt Nam, còn lại 10 dự án với vốn xấp xỉ 30 triệu USD.

Về hình thức đầu tư: Luxembourg tập trung vào hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Ngành công nghiệp xây dựng là lĩnh vực được các nhà đầu tư Luxembourg quan tâm nhất chiếm tới hơn 40% tổng số vốn đăng ký tại Việt Nam, điều này được nêu rõ trong bảng tóm tắt tình hình đầu tư trực tiếp của Luxembourg tại Việt Nam tính đến ngày 28/02/2000:

Bảng 15: Đầu tư của Luxembourg vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 01/03/2000)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nhẹ 2 2.600 0 0 0
2 CN Thực phẩm 2 6.800 9.299 12.455 246
3 Dịch vụ 2 850 300 224 9
4 XD VPCH 2 12.569 2.350 0 10
5 Xây dựng 2 5.166 525 28 7
TỔNG SỐ 10 27.985 12.474 12.707 272

Số dự án đã hết hạn: 0 dự án Vốn hết hạn: 0 USD

Số dự án đã giải thể: 1 dự án Vốn giải thể: 7.576.000 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 11 dự án

Tổng vốn đầu tư: 35.561.324 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Nhìn chung các dự án của Luxembourg có qui mô nhỏ, triển khai không có gì vướng mắc với mức hiệu quả trung bình khá.

Áo là nước đứng thứ 43 trong các nước đầu tư tại Việt Nam và là nước có số dự án cũng như là vốn đầu tư ít nhất của EU đầu tư tại Việt Nam. Áo hiện có 4 dự án đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5,3 triệu USD chiếm có 0,12 % tổng số vốn của EU tại Việt Nam. Nhìn chung các dự án này đang triển khai bình thường, và đạt mức hiệu quả trung bình. Áo chưa có dự án nào bị rút giấy phép, 2 trong số 4 dự án này vừa được cấp giấy phép năm 1999.

Cũng giống như Luxembourg mãi đến năm 1993 Áo mới đầu tư vào Việt Nam. Các dự án đáng chú ý của Áo là một dự án vào lĩnh vực khách sạn du lịch, và một dự án vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Sau đây là bảng tóm tắt tình hình đầu tư của Áo tính đến 28/02/2000:

Bảng 16: Đầu tư của Áo vào Việt Nam phân theo ngành

(Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 01/03/2000)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng VĐT(ng.USD) Vốn TH(ng.USD) DT(ng.USD) LĐ(người)
1 CN nặng 1 135 0 0 0
2 Nông lâm nghiệp 1 1.910 2.135 685 47
3 Khách sạn - Du lịch 1 2.800 160 0 5
4 Xây dựng 1 500 0 0 0
TỔNG SỐ 4 5.345 2.295 685 52

Số dự án đã hết hạn: 0 dự án Vốn hết hạn: 0 USD

Số dự án đã giải thể: 0 dự án Vốn giải thể: 0 USD

Tổng số dự án đã cấp GP: 4 dự án

Tổng vốn đầu tư: 5.345.000 USD

Ghi chú: Không tính đến các dự án đầu tư ra nước ngoài

Hình thức đầu tư của Áo cũng như các nước nửa sau của bảng xếp hạng các nhà đầu tư EU vào Việt Nam là hai hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Các dự án của Áo đã tạo được cho 52 lao động trực tiếp.

0