03/06/2018, 00:23

Sự thật Tác dụng của Cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác là một loại thủy sinh rất phổ biến đối với những người chơi bể cá, nó được trồng rất nhiều trong các hồ cá kiểng ngoài việc mọc tự nhiên ở các vùng đầm, hồ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta ưa chuộng cây lưỡi mác và trồng trong hồ cá của mình mà vì nó có những lợi ...

Cây lưỡi mác là một loại thủy sinh rất phổ biến đối với những người chơi bể cá, nó được trồng rất nhiều trong các hồ cá kiểng ngoài việc mọc tự nhiên ở các vùng đầm, hồ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta ưa chuộng cây lưỡi mác và trồng trong hồ cá của mình mà vì nó có những lợi ích nhất định. Ngoài ra, cây lưỡi mác còn mang những giá trị khác mà không phải ai cũng biết đầy đủ. Vậy những tác dụng của cây lưỡi mác đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

Đặc điểm của cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác, hay còn gọi là bách thủy tiên, có tên khoa học là Echinodorus Amazonicus, thường được trồng ở các hồ thủy sinh hoặc chậu. Loài cây này xuất hiện nhiều ở các vùng châu Á, đặc biệt là Việt Nam.

Cây lưỡi mác dễ trồng, dễ sống, sức sống dẻo dai, có khả năng tự tách rễ sinh ra cây non nên sinh trưởng phát triển rất nhanh.

Thân cây nhỏ, có màu xanh như màu lá, có thể đạt tới 50 cm nếu phát triển tốt, một phần thân ở trong đất, phần trên với lá khó phân biệt.

Lá của cây lưỡi mác dài, vươn thẳng lên trời, có uốn lượn như gợn sóng, có một viền gân chính giữa theo chiều dọc, khi về già thì lá ngả màu sẫm hơn. Các nhành lá mọc chụm lại và xòe ra dần khi vượn lên cao, tạo thành một hình ảnh rất đẹp.

Bộ rễ cây lưỡi mác là rễ chùm, khá ngắn nhưng rất phát triển về bề rộng, rễ cây chứa những

Nếu trồng cây lưỡi mác trên cạn, có thể là trong chậu, người ta thường dùng những hòn sỏi nhỏ bỏ lên xung quanh gốc cây để giữ cho cây vững chải.

Những tác dụng của cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác có một số công dụng trong cuộc sống như:

– Làm đẹp không gian: Nhiều người trồng cây lưỡi mác trong chậu, đặt ở ban công, sân thượng hay hiên nhà tạo cho căn nhà một không gian bình dị, yên lành và giúp con người giảm stress. Những ao hồ ở sân vườn biệt thự nếu có trồng cây lưỡi mác cũng rất lý tưởng. Bên cạnh đó, người ta chọn những cây lưỡi mác nhỏ trồng trong chậu thủy tinh trong suốt, để trên bàn làm việc, trên cửa sổ, quầy lễ tân, bàn tiếp khách,… cũng phổ biến.

– Trồng trong bể cá cảnh để trang trí: Nhiều nhất là đối với những người nuôi cá cảnh trong bể, họ thường trồng cây lưỡi mác dùng làm hậu cảnh, tạo nên một cảnh quan hết sức tươi tắn, sống động cho môi trường sống của cá. Cây lưỡi mác được gợi ý cho những người mới chơi bể cá, vì nó dễ trồng, sinh trưởng khỏe và dễ chăm sóc.

– Tác dụng phong thủy: Cây lưỡi mác là loại thủy sinh mang ý nghĩa phong thủy cao. Nó được cho là đem đến may mắn, niềm vui và sự thịnh vượng cho gia chủ. Những nhà có sở hữu cây lưỡi mác thường được nhiều thành công, xua đuổi chuyện rủi ro, gia đình sum họp và làm ăn phát đạt. Vì thế nó được dùng nhiều trong các hộ gia đình, quán cà phê, nơi buôn bán,… với hi vọng giúp mua mua bán đắt.

– Làm sạch môi trường: Quá trình quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng oxy rất tốt nên cây lưỡi mác có tác dụng lọc sạch không khí, nhờ đó giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm tại môi trường sống xung quanh nó, đồng nghĩa với việc đem lại sức khỏe tốt cho con người và các sinh vật sống khác.

– Lọc nước, xử lý nước: Ngoài ý nghĩa làm đẹp thì khi được trồng vào những chậu cá, bể cá nhân tạo, cây lưỡi mác còn được kì vọng ở công dụng lọc nước, xử lý nước trong đó. Các vi sinh vật sống quanh bộ rễ cây lưỡi mác sẽ tham gia quá trình làm sạch nước trong hồ bằng cách hấp thu những chất có hại trong môi trường nước. Đó là nguyên nhân vì sao những bể cá có trồng lưỡi mác thì nước trong hơn và các sinh vật sống khỏe mạnh hơn các bể khác.

Giới thiệu giải pháp xử lý nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn https://xulynuocmiennam.com/may-loc-nuoc-cong-nghiep.html

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi mác

Cây lưỡi mác dễ trồng và đẻ nhánh nhanh, chăm sóc nó cũng khá đơn giản, chỉ cần chúng ta chú ý những yếu tố sau (áp dụng cho trồng cây lưỡi mác trong bể cá):

– Nhiệt độ: Từ 72 – 82˚F. Nếu nóng quá hoặc lạnh quá thì cây sẽ bị táp, đen hoặc héo lá, không đẹp.

– Độ pH: Từ 6,5 – 7,5. Độ kiềm: Từ 3 – 8. Độ ẩm: cây ưa ẩm lớn.

– Ánh sáng: Trung bình, mỗi gallon nước thì cung cấp 2 watt ánh sáng có quang phổ đầy đủ 2000 – 5000k.

– Bón phân: Phân bón vi chất dinh dưỡng thúc đẩy cây tăng trưởng nhanh hơn, nên bón mỗi tháng 1 lần.

Nếu muốn nhân giống cây lưỡi mác, chỉ cần thực hiện đơn giản là tách bụi cây ra và trồng riêng, hoặc dùng 1 túm lá nhỏ ở đầu vòi hoa dài rồi chèn nó xuống đất là đã có cây con.

Chúng tôi vừa chia sẻ về những tác dụng của cây lưỡi mác và một số điều liên quan. Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi.

0