13/11/2017, 23:18
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)- Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70- Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991- Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những ...
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)- Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70- Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991- Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000
I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70
1. Liên Xô
a) Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945 - 1950)
Hoàn cảnh lịch sử:
Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II: Hơn 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.
Những thành tựu đạt được
- Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) trước thời hạn 9 tháng.
- Nền sản xuất công nghiệp được phục hồi năm 1947. Đến năm 1950 sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
- Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đạt mức trước chiến tranh.
- Khoa học - kĩ thuật phát triển nhanh chóng.
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
b) Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH.
- Về công nghiệp, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
- Về nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình khoảng 16%/năm.
- Về khoa học - kĩ thuật, năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
- Về mặt xã hội, có những thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân được nâng cao, gần 3/4 số dân đạt trình độ trung học và đại học.
Liên Xô trở thành trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa, là chỗ dựa cho hoà bình và phong trào cách mạng thế giới.
2. Các nước Đông Âu
a) Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Trong những năm 1944 - 1945, khi Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít qua vùng Đông Âu, nhân dân Đông Âu nổi dậy giành chính quyền và thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân.
+ Cộng hoà Nhân dân Ba Lan (1944), Cộng hoà Nhân dân Rumani (1944), Cộng hoà Nhân dân Hunggari (1945), Cộng hoà Tiệp Khắc (1945), Cộng hoà Nhân dân Liên Bang Nam Tư (1945), Cộng hoà Nhân dân Anbani (1945), Cộng hoà Nhân dân Bungari (1946).
+ Riêng Đông Đức, với sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 10 - 1949 nước Cộng hoà Dân chủ Đức được thành lập.
b) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu
- Trong những năm 50 - 1975, các nước Đông Âu thực hiện kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện khó khăn.
- Với sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và sự cố gắng vượt bậc của nhân dân, các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn.
+ Về công nghiệp: Xây dựng được nền công nghiệp dân tộc, điện khí hoá toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp lên gấp chục lần.
+ Về nông nghiệp: Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
+ Về khoa học - kĩ thuật: Từ những nước nghèo, Đông Âu trở thành quốc gia công - nông nghiệp.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa
a) Quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật
- Ngày 08 - 01 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập gồm các nước: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc; sau này có thêm các nước CHDC Đức (1950), Cộng hoà Nhân dân Mông cổ (1962), Cộng hoà Cuba (1972), Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978).
- Mục tiêu của SEV là tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về khoa học - kĩ thuật, không ngừng nâng cao mức sống của các thành viên.
b) Quan hệ chính trị - quân sự
- Ngày 14 - 5 - 1955, các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Hunggari, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vácsava, cùng nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
- Mục tiêu: thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991
1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
a. Tình hình
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính cua nhiều nước trên thế giới.
- Đảng và Nhà nước Liên Xô chậm đề ra những biện pháp để thích nghi với tình hình mới. Vì vây, đến cuối những năm 70 - đầu những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái. Đời sống chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết.
b) Công cuộc cải tổ (1985 - 1991)
- Tháng 3 - 1985, M.Goócbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, đã đưa ra đường lối tiến hành cải tổ.
- Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Xô viết lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
c) Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết
- Ngày 19 - 8 - 1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp nổ ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Uỷ ban Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Liên bang bị tê liệt.
- Ngày 21 - 12 - 1991, 11 nước cộng hoà trong Liên bang kí hiệp định thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
- Ngày 25 - 12 - 1991, sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
2. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
- Vào những năm cuối của thập kỉ 70 - đầu thập kỉ 80, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
- Nhân dân các nước Đông Âu giảm sút lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Sự bất bình của họ ngày càng tăng lên.
- Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các nước Đông Âu có những cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế. Nhưng cuối cùng bị bế tắc, làm cho khủng hoảng ngày thêm gay gắt.
- Các nước Đông Âu chấp nhận tình trạng đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, tuyên bố là nước cộng hoà.
3. Nguyên nhân sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Sự thiếu dân chủ và công bằng trong xã hội.
- Không bắt kịp bước phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
- Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
III. Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”.
- Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP luôn là số âm. Từ năm 1997 trở đi, kinh tế được phục hồi và phát triển.
- Về chính trị, tháng 12 - 1993 bản Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
- Về đối nội, Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc.
- Về mặt đối ngoại, một mặt Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
- Từ đầu năm 2000, chính phủ của Tổng thống Putin cố gắng phát triển kinh tế, củng cố nhà nước pháp quyền, ổn định tình hình xã hội và nâng cao vị thế quốc tế của nước Nga.
1. Liên Xô
a) Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô (1945 - 1950)
Hoàn cảnh lịch sử:
Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II: Hơn 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.
Những thành tựu đạt được
- Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) trước thời hạn 9 tháng.
- Nền sản xuất công nghiệp được phục hồi năm 1947. Đến năm 1950 sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.
- Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đạt mức trước chiến tranh.
- Khoa học - kĩ thuật phát triển nhanh chóng.
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
b) Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH.
- Về công nghiệp, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
- Về nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình khoảng 16%/năm.
- Về khoa học - kĩ thuật, năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
- Về mặt xã hội, có những thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân được nâng cao, gần 3/4 số dân đạt trình độ trung học và đại học.
Liên Xô trở thành trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa, là chỗ dựa cho hoà bình và phong trào cách mạng thế giới.
2. Các nước Đông Âu
a) Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Trong những năm 1944 - 1945, khi Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít qua vùng Đông Âu, nhân dân Đông Âu nổi dậy giành chính quyền và thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân.
+ Cộng hoà Nhân dân Ba Lan (1944), Cộng hoà Nhân dân Rumani (1944), Cộng hoà Nhân dân Hunggari (1945), Cộng hoà Tiệp Khắc (1945), Cộng hoà Nhân dân Liên Bang Nam Tư (1945), Cộng hoà Nhân dân Anbani (1945), Cộng hoà Nhân dân Bungari (1946).
+ Riêng Đông Đức, với sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 10 - 1949 nước Cộng hoà Dân chủ Đức được thành lập.
b) Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu
- Trong những năm 50 - 1975, các nước Đông Âu thực hiện kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện khó khăn.
- Với sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và sự cố gắng vượt bậc của nhân dân, các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn.
+ Về công nghiệp: Xây dựng được nền công nghiệp dân tộc, điện khí hoá toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp lên gấp chục lần.
+ Về nông nghiệp: Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
+ Về khoa học - kĩ thuật: Từ những nước nghèo, Đông Âu trở thành quốc gia công - nông nghiệp.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa
a) Quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật
- Ngày 08 - 01 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập gồm các nước: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc; sau này có thêm các nước CHDC Đức (1950), Cộng hoà Nhân dân Mông cổ (1962), Cộng hoà Cuba (1972), Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978).
- Mục tiêu của SEV là tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về khoa học - kĩ thuật, không ngừng nâng cao mức sống của các thành viên.
b) Quan hệ chính trị - quân sự
- Ngày 14 - 5 - 1955, các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, CHDC Đức, Hunggari, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vácsava, cùng nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ đánh dấu sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
- Mục tiêu: thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991
1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
a. Tình hình
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính cua nhiều nước trên thế giới.
- Đảng và Nhà nước Liên Xô chậm đề ra những biện pháp để thích nghi với tình hình mới. Vì vây, đến cuối những năm 70 - đầu những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái. Đời sống chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết.
b) Công cuộc cải tổ (1985 - 1991)
- Tháng 3 - 1985, M.Goócbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, đã đưa ra đường lối tiến hành cải tổ.
- Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Xô viết lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
c) Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết
- Ngày 19 - 8 - 1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp nổ ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán Uỷ ban Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Liên bang bị tê liệt.
- Ngày 21 - 12 - 1991, 11 nước cộng hoà trong Liên bang kí hiệp định thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
- Ngày 25 - 12 - 1991, sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
2. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
- Vào những năm cuối của thập kỉ 70 - đầu thập kỉ 80, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
- Nhân dân các nước Đông Âu giảm sút lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Sự bất bình của họ ngày càng tăng lên.
- Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở các nước Đông Âu có những cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế. Nhưng cuối cùng bị bế tắc, làm cho khủng hoảng ngày thêm gay gắt.
- Các nước Đông Âu chấp nhận tình trạng đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, tuyên bố là nước cộng hoà.
3. Nguyên nhân sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Sự thiếu dân chủ và công bằng trong xã hội.
- Không bắt kịp bước phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
- Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
III. Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”.
- Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP luôn là số âm. Từ năm 1997 trở đi, kinh tế được phục hồi và phát triển.
- Về chính trị, tháng 12 - 1993 bản Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
- Về đối nội, Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc.
- Về mặt đối ngoại, một mặt Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
- Từ đầu năm 2000, chính phủ của Tổng thống Putin cố gắng phát triển kinh tế, củng cố nhà nước pháp quyền, ổn định tình hình xã hội và nâng cao vị thế quốc tế của nước Nga.