13/11/2017, 23:18
Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, Bài 17: Hai đứa trẻ
Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, Bài 17: Hai đứa trẻ của Thạch Lam, gồm có 18 câu, có đáp án. 1. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là của tác giả nào sau đây? A. Vũ Trọng Phụng B. Nam Cao C. Thạch Lam D. Nguyễn Công Hoan 2. Dòng nào sau đây nói đúng ...
Trắc nghiệm Ngữ Văn 11, Bài 17: Hai đứa trẻ của Thạch Lam, gồm có 18 câu, có đáp án.
1. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là của tác giả nào sau đây?A. Vũ Trọng Phụng B. Nam Cao
C. Thạch Lam D. Nguyễn Công Hoan
2. Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Thạch Lam?
A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.
B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.
C. Sinh năm 1918, mất năm 1966
D. Sinh năm 1912, mất năm 1939.
3. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, trích từ tập nào của ông?
A. Hà Nội băm sáu phố phường.
B. Gió đầu mùa
C. Nắng trong vườn
D. Theo dòng
4. Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây?
A. Nhân văn giai phẩm
B. Phong trào Thơ mới
C. Tự lực Văn đoàn
D. Hội Tao Đàn
5. Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?
A. Phóng Sự B. Truyện ngắn
C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút
6. Phong cách nghệ thuật tạo nên sự đặc sắc trong truyện ngắn của Thạch Lam là:
A. Điềm tĩnh và nhẹ nhàng.
B. Thi vị và lãng mạn
C. Hiện thực và trữ tình, thi vị.
D. Hiện thực và siêu thực
7. Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về Thạch Lam
A. Thạch Lam ở mảng phóng sự, nhưng là cây bút tài hoa khi viết tiểu thuyết diễm tình.
B. Hai yếu tố “Hiện thực” và “Trữ tình, thi vị” luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.
C. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.
D. Ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.
8. Cảnh vật trong thiên truyện “Hai đứa trẻ” được diễn ra theo trình tự thời gian nào?
A. Bình minh - trưa - chiều.
B. Trưa - chiều - đêm
C. Khuya và về sáng.
D. Hoàng hôn, đêm, đêm khuya.
9. Nếp sinh hoạt phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được miêu tả như thế nào?
A. Náo nức - sinh động.
B. Trù phú - tươi vui.
C. Thanh bình - yên ả
D. Mỗi lúc một hiu hắt, tàn lụi hơn.
10. Cảnh nào sau đây không có trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?
A. Phố huyện lúc bình minh.
B. Phố huyện lúc hoàng hôn
C. Phô huyện trong đêm.
D. Phố huyện về khuya.
11. Vì sao chị em Liên và An trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu qua? Để thể hiện tâm trạng ấy, Thạch Lam muốn nói gì với người đọc? Dòng nào sau đây là nhận định chưa chuẩn xác?
A. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là vì để chờ bán thêm một ít hàng.
B. Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là chính là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống. Chuyến tàu đêm là một hình ảnh cụ thể của một thế giới khác: “một cái gì tươi sáng” mà Liên và An chờ đợi.
C. Tác giả bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong xã hội, đồng thời ông muốn thức tỉnh con người, hướng họ tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
12. Tâm trạng của Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống ở phố huyện như thế nào?
A. Cảm thấy nhẹ nhõm khi chiều đến, được nghỉ ngơi vì đã qua một ngày mệt mỏi.
B. Vui vẻ và náo nức chờ đón chuyến tàu đi qua.
C. Được cùng trò chuyện với chị Tí, bác Siêu... và ngắm ông “thần nông” trên bầu trời đêm.
D. Buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn.
13. Hình ảnh cuối cùng khép lại một “ngày tàn” và cũng là hoạt động cuối cùng trong thiên truyện là?
A. Bà cụ Thi vừa đi vừa cười khanh khách về phía cuối làng.
B. Bác Siêu đưa hàng phở đến.
C. Chuyến tàu khuya đến và đi qua.
D. Chị Tí gánh hàng nước đi qua.
14. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, món quà gì đối với chị Liên cho là xa xỉ?
A. Những cốc nước lạnh xanh đỏ
B. Bánh xà phòng thơm
C. Món phở của bác Siêu
D. Những que kem mát lạnh.
15. Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, tác giả đã nhắc nhiều lần cái vầng sáng toả ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước nhà chị Tí. Nó có ý nghĩa gì?
A. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương.
B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị.
C. Nó gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam
D. Nó gợi ra những kiếp người nghèo khổ, những cảnh đời lay lắt sống vật vờ, tàn lụi đáng thương trong màn đêm của xã hội cũ.
16. Câu văn nào dưới đây nói lên nhiều nhất khát vọng thoát khỏi cảnh đời tăm tối, lay lắt tàn lụi ở phố huyện nghèo của nhân vật Liên?
A. “Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
B. “Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ của những chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.
C. “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đem một thế giới khác đi qua”.
D. “Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại ...”
17. Câu văn nào sau đây không nhằm gợi lên vẻ đẹp bình dị mà thơ mộng và tình yêu quê hương?
A. Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.
B. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
C. Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh với vệt sáng của những con đóm đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây.
D. Tiếng trống thu không, trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
18. Câu nào dưới dây không thuộc về ý nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?
A. Cảm thương sâu sắc với nỗi đau của những kiếp người nghèo khổ, lay lắt trong xã hội cũ.
B. Biểu lộ sự trân trọng với những ước vọng đối đời của những kiếp người nghèo khổ.
C. Luôn hướng họ đến một tương lai tươi sáng.
D. Tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến.
----------------------
ĐÁP ÁN
ĐÁP ÁN
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
C A C C B C A D D |
10 11 12 13 14 15 16 17 18 |
B B D C C D C A D |