24/05/2018, 16:21

Sự cần thiết phải có bảo hiểm y tế

Nền sản xuất hàng hoá càng phát triển thì vấn đề thuê mướn nhân công diễn ra càng phổ biến, mâu thuẫn giữa chủ và thợ ngày càng gia tăng. Đặc biệt khi người lao động không may gặp rủi ro, sự cố như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, mất việc ...

Nền sản xuất hàng hoá càng phát triển thì vấn đề thuê mướn nhân công diễn ra càng phổ biến, mâu thuẫn giữa chủ và thợ ngày càng gia tăng. Đặc biệt khi người lao động không may gặp rủi ro, sự cố như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, mất việc làm…phải nghỉ việc. Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết không những không mất đi mà còn tăng lên, thậm chí còn phát sinh ra nhiều nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh, điều trị khi ốm đau; cần người nuôi dưỡng, chăm sóc khi gặp tai nạn, thương tật… Tổng thời gian nghỉ việc người chủ không trả lương, làm cho người lao động càng gặp nhiều khó khăn hơn và không yên tâm làm việc. Vì vậy, lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động nhưng sau đó đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người lao động có một số thu nhập nhất định để họ trang trải khi không may gặp những khó khăn đó.

Trong thực tế, nhiều khi các rủi ro trên không xẩy ra và người chủ không phải chi ra đồng nào nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn mà họ không muốn. Do đó mâu thuẫn chủ thợ càng trở nên vô cùng gay gắt. Khi những mâu thuẫn này kéo dài Nhà nước phải đứng ra can thiệp bằng cách: buộc giới chủ phải có trách nhiệm hơn đối với người lao động mà mình sử dụng, thể hiện ở việc phải trích ra một phần thu nhập của mình để hình thành quỹ. Sau đó dùng nguồn quỹ này để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động không may gặp những rủi ro và sự cố bất ngờ. Đồng thời Nhà nước đứng ra bảo trợ cho quỹ. Bằng cách đó cả chủ và thợ đều thấy mình có lợi và tự giác thực hiện, cuộc sống của người lao động được đảm bảo.Người chủ được bảo vệ việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết.

Mối quan hệ ba bên nêu trên được thế giới quan niệm là BHXH cho người lao động. Như vậy BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, bằng cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), sự tài trợ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc tử vong…

Trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, mặc dù không muốn nhưng người lao động không thể tránh khỏi hết những rủi ro bất ngờ xảy ra như: ốm đau; bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…Tất cả những nguyên nhân đó xảy ra đều ít nhiều làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân cũng như gia đình; người thân của họ.

Muốn khắc phục được khó khăn do các rủi ro nêu trên gây ra, người lao động cần phải được sự bảo trợ của tập thể số đông. Đặc biệt để người lao động yên tâm tham gia sản xuất tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước thì nhà nước cần phải can thiệp vào nhằm làm giảm bớt những khó khăn cho người lao động trong các trường hợp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, chết, mất việc làm khi về già…Từ đó BHXH được ra đời như một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy cần phải tham gia hệ thống BHXH này.

0