18/06/2018, 16:22

Sự bạo tàn là dấu hiệu của suy vong

Dante Trong dòng lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn lịch sử hưng thịnh cũng như suy tàn. Sự hung thịnh hay suy tàn đều phụ thuộc rất nhiều vào bản chất nhân nghĩa hay bạo tàn của mỗi triều đại. Vòng quay lịch sử cũng chỉ cho ...

khoi nghia nong dan.jpg

Dante

Trong dòng lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn lịch sử hưng thịnh cũng như suy tàn. Sự hung thịnh hay suy tàn đều phụ thuộc rất nhiều vào bản chất nhân nghĩa hay bạo tàn của mỗi triều đại. 

Vòng quay lịch sử cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng theo sát phía sau sự tàn bạo luôn là sự suy tàn như là một hệ quả không thể tránh khỏi.

Chính vì thế ở Trung Quốc cuối thời nhà Thương. Trụ Vương đã áp đặt Ách thống trị của mình trong thời kỳ cuối trở nên bạo ngược hơn lúc nào hết. Nhằm hưởng lạc thú với ái phi Đát Kỷ, Trụ vương không đếm xỉa đến sự sống chết của dân, dốc sức vào việc xây dựng cung điện, hao phí biết bao tiền của và sức người, trong 7 năm trời mới xây nên một tòa cung điện mới đặt tên là Lộc Đài, quy mô và hào hoa tráng lệ.

Đát Kỷ ái phi của vua Trụ tuy là người có nhan sắc, nhưng lòng dạ cay nghiệt, hoang dâm và quỷ quyệt đa đoan, ả thường xuyên xui vua Trụ bày trò hại người để mua vui. Vua Trụ nghe lời Đát Kỷ đã bày ra một hình phạt, bắt những người phản đối mình bước đi trên cây trụ đồng đã nung nóng, họ bước đi được mấy bước bị cháy da nát thịt, đau đớn quằn quại. Ông ta còn trừng trị người phạm tội bằng cách băm nát như tương, cắt ra từng miếng thịt đem phơi thành thịt khô.

Nghe lời Đát Kỷ, vua Trụ còn cho người đào một cái bể cạn, bên trong thả đến hàng vạn con rắn độc và các loài độc trùng như rết, bọ cạp. Và để mua vui, Vua Trụ liền sai người bắt mấy chục thường dân quăng xuống bể. Khi nhìn thấy những người này đau đớn kêu gào, nhà vua và Đát Kỷ đều khua chân múa tay cười nói như không.

Và kết cục là bị Cơ Phát cùng sự căm phẩn của người dân lật đổ và triều đại nhà Thương phải kết thúc trong 644 năm thống trị, Trụ Vương cùng các cận thần trung thành của mình phải chết trong sự nhục nhã, phỉ bàng của hàng trăm vạn người dân.

Cũng với chính sách tàn bạo mà Tần Thủy Hoàng đã làm cho người dân lâm vào cảnh lầm than, trong thời kỳ thống trị của mình Tần Thủy Hoàng luôn tạo ra các cuộc chính phạt khiến đất nước lâm vào cảnh binh đao.

Ông ra sức vơ vét của cải cũng như công sức và mạng sống người dân để xây dựng nên nhiều công trình sa hoa, tráng lệ.

Để củng cố quyền lực Ông đốt gần như tất cả sách và văn thơ của Trung Quốc và đã có hàng trăm học giả bị chặt đầu, chôn sống.

Vì mục đích để mãi mãi nắm trong tay quyền lực ông đã phải tốn nhiều công sức và mạng sống của người dân để nghiên cứu thuốc trường sinh bất tử và kết quả là ông đã chôn sống 480 thái y và các học giả khi họ không tìm ra cách để bào chế thuốc trường sinh bất lão.

Ngay cả khi sắp chết, ông cũng lo sợ rằng mình sẽ bị tấn công, do đó, ông ra lệnh cho xây dựng một lăng mộ rộng 4,8km với 700.000 người dân tham gia xây dựng. Hầu hết trong số họ đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng lăng mộ. Tần Thủy Hoàng chết vào tháng 9 năm 210 TCN.

Kết cục của sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng là chỉ sau 3 năm ông chết, nhà Tần bị tiêu diệt sau 15 thống trị và mở ra một trang sử đẫm máu mới chính là cuộc chiến tranh Hán – Sở kéo dài mấy chục năm. Dân chúng lầm than, chiến tranh, loạn lạc triền miên. 

Ngoài ra còn rất nhiều vị vua của lịch sử Trung Hoa tàn bạo nhưng đa số đều là những dấu chấm hết của các triều đại. một minh chứng không thể chối cãi cho quy luật của lịch sử là “sự tàn bạo là dấu hiệu của sự suy tàn”. 

Nhiều đế chế ở Châu Âu cũng không thể thoát khỏi guồng quay lịch sử đó. Cũng có rất nhiều đế chế từng hưng thịnh đã suy tàn và diệt vong trong sự giã man, tàn bạo của những bạo chúa khét tiếng.

Năm 54 – 68 sau công nguyên. Roma dưới sự cai trị của Nero. Ông đã khiến cho đế quốc Rome trở nên tàn lụi. Ông đã đốt cháy nhiều thành phố, giết hại hàng ngàn người bao gồm cả cô ruột, vợ cũ, mẹ, vợ và anh em cùng cha khác mẹ.

Các hình phạt ông thường sử dụng như đầu độc, chặt đầu, thiêu và đóng đinh. Trong khi thành Rome bị cháy thì ông đang chơi đùa trong cung điện. Trong trận cháy này đã có nhiều người dân thành Rome bị thiêu chết và khiến cho hàng trăm nghìn người sống trong cảnh nghèo đói.

Có thể là Nero đã châm lửa đốt thành Rome nhưng ông lại đổ lỗi hoàn toàn việc này cho những người dân theo đạo Cơ-đốc. Hàng nghìn người theo đạo Cơ-đốc đã bị bỏ đói cho đến chết, bị thiêu, bị ném cho sư tử ăn và nhiều hình thức tra tấn dã man khác.

Nero đã bị buộc phải tự sát khi ông nhận ra ông đã thất bại trong cuộc chiến dẹp bỏ các cuộc nổi loạn và mạng sống của ông đang bị đe doạ.

Sau cái chết của Nero Roma lâm vào một cuộc chiến giành ngôi. Đây là lần đầu tiên La Mã có một cuộc nội chiến kể từ sau cái chết của Mark Anthony vào năm 31 TCN. Bốn vị tướng hùng mạnh từ bốn vùng của Đế chế đã lần lượt đấu đá với nhau để lên ngôi. Từ tháng 6 năm 68 đến tháng 12 năm 69, kinh thành La Mã đã lần lượt chứng kiến sự thăng trầm của Galba, Otho và Vitellius, cho đến khi Vespasian khởi đầu vương triều Flavia. Giai đoạn này được xem như ví dụ tiêu biểu cho sự bất an chính trị trong lịch sử Đế chế La Mã, quốc gia tiêu điều, dân chúng lầm than và được xem là một trang sử đen tối nhất của lịch sử Italia.

Năm 1774 đến 1792 vua Louis XIV cai trị nước Pháp với chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ, hà khắc và đã khiến người dân phẫn nộ với nhiều chính sách không hiệu quả và kết cục ông đã bị xử tử năm 1793 trong cuộc cách mạng Pháp và chế độ quân chủ chuyên chế bị bãi bỏ ngay sau đó. Kết thúc chế độ phong kiến kéo dài hơn 1000 năm của nước Pháp.

Chỉ cai trị Đế chế La Mã trong 4 năm, Hoàng đế Galigula đã được ghi nhớ như một vị vua điên cuồng, tàn bạo và trụy lạc nhất trong lịch sử. Là một nhà độc tài điên loạn, Galigula không chỉ coi việc giết người và cướp vợ người khác như một thú vui mà còn chú tâm vào xây dựng những công trình xa hoa. Ông đã bị ám sát năm 41 SCN trong sự vui sướng của dân La Mã.

Cũng như Trung Quốc và nhiều quốc gia khác thì ở châu Âu ngoài những người kể trên thì còn có rất nhiều người đặt dấu chấm hết cho triều đại của mình bằng sự tàn bạo.

Lịch sử Việt Nam cũng đã có rất nhiều triều đại tan nát và sụp đổ vì sự tàn bạo của những bạo chúa.

Có thể kể đến như Lê Long Đĩnh bạo ngược kết thúc cơ đồ nhà Tiền Lê. Ông là người bạo – ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ. Ông nổi danh vì những thú vui tàn ác như tra tấn tù binh bằng các cách thức man rợ, lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc cho tóe máu… Do sống dâm dục quá độ nên Lê Long Đĩnh mắc bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là “Ngọa triều”.

Cái chết của ông ở tuổi 24 dẫn đến việc chấm dứt nhà Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý.

Lý Cao Tông phá nát cơ đồ nhà Lý khiến chính sự rối ren, lòng dân oán hận, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và ly khai của các hào trưởng địa phương nổ ra. Bên cạnh đó, nhà Tống còn xua quân sang quấy nhiễu biên giới Đại Việt khiến nhân dân phải chạy loạn vô cùng khổ sở. Chính ông đã là người đẩy cơ đồ nhà Lý vào sự sụp đổ.

Trần Dụ Tông mở đầu sự sụp đổ của nhà Trần Do chính sách bạo ngược, ra sức vơ vét của cải xây dựng cung điện tốn kém khiến tình hình trong nước ngày càng rối ren, Chiêm Thành ở phía Nam nhiều lần thừa cơ đánh cướp và tỏ ra coi thường người Việt, ngang ngược cử sứ giả sang Đại Việt để buộc vua Trần phải cống.

Sau khi Trần Dụ Tông mất khi ở tuổi 34, nhà Trần tiếp tục lao xuống vực thẳm của sự suy vong.

Trần Phế Đế (1361 – 1388) là vị vua thứ 10 của nhà Trần. Lên nắm quyền trong buổi hoàng hôn của triều đại này, sự tàn bạo đối với dân chúng và nhu nhược với ngoại bang của ông khiến tình hình càng trở nên không thể cứu vãn.

Trong thời gian trị vì của Trần Phế Đế, thế lực nhà Trần đã tụt dốc thảm hại, tạo điều kiện cho giặc Chiêm Thành tràn vào cướp phá, chiếm được cả thành Thăng Long trong một thời gian. Tuy vậy, vua không mấy quan tâm đến chuyện chống giặc mà chỉ lo đem của cải đi cất giấu. Cùng với thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông, vua đã để cho Hồ Quý Ly lộng hành, dẫn đến sự sụp đổ từng bước của nhà Trần. Mặc dù sau đó Phế Đế đã tỉnh ngộ và nhận ra mối hiểm họa từ Hồ Quý Ly, nhưng chính điều này dẫn đến cái chết tức tưởi của ông khi Nghệ Tông nghe lời Quý Ly giết hại ông.

Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”. Lê Chiêu Thống (1765 – 1793) là vị vua cuối cùng của nhà Lê trung hưng. Bị mất ngôi năm 1788, ông đã sang cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng.

Sau khi hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà quét sạch 29 vạn quân Thanh, Lê Chiêu Thống lại phải theo đám bại quân chạy sang Trung Quốc.

Vẫn chưa thôi mộng phục quốc, Chiêu Thống lại tiếp tục xin nhà Thanh cho quân cứu viện. Nhưng nhà Thanh, phần sợ Quang Trung, phần đã ngán ngẩm việc chinh chiến nên chỉ hứa hão mà không cho quân.

Thất vọng và chán nản, Lê Chiêu Thống lâm bệnh rồi qua đời năm 1793 và được nhà Thanh chôn theo nghi thức tước công.

Mạc Mậu Hợp phá nát cơ đồ vì háo sắc. Mạc Mậu Hợp (1560 – 1592) là vị vua thứ 5 của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Khi lên ngôi ông mới được 2 tuổi, việc triều chính do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá.

Khi trưởng thành, Mạc Mậu Hợp trở thành một vị vua sống xa hoa, trụy lạc, kiêu ngạo, không quan tâm chuyện triều chính, hay nghe xiểm nịnh, ít lắng nghe lời bàn luận, khuyên can của các bậc lương thần. Thế và lực của nhà Mạc dưới thời Mạc Mậu Hợp ngày càng sa sút.

Đặc biệt, chính thói hoang dâm, hiếu sắc của Mạc Mậu Hợp đã đẩy cơ nghiệp của nhà Mạc đến chỗ suy vong.

Để thỏa mãn dục vọng của mình, Mạc Mậu Hợp đã không ngần ngại “mưu giết bề tôi, đoạt mỹ nhân”. Do thích vợ của viên trấn thủ Nam đạo Sơn quận công Bùi Văn Khuê, ông đã lên kế hoạch giết danh tướng này để cướp vợ.

Kế hoạch bị đổ bể khiến Bùi Văn Khuê đem quân quay sang quy phục vua Lê và chúa Trịnh Tùng. Theo gương Bùi Văn Khuê, hơn 10 tướng nhà Mạc cũng bỏ Mạc Hậu Hợp để chạy sang phe Lê – Trịnh.

Điều này khiến quân Mạc suy yếu nghiêm trọng và bị quân Trịnh Tùng đánh tan tác sau đó không lâu. Mạc Mậu Hợp phải bỏ kinh thành trốn chạy nhưng không thoát, cuối cùng đã bị Trịnh Tùng treo sống 3 ngày rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, sau đó đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.

Vương triều Mạc đã chấm dứt cùng với cái chết của Mạc Mậu Hợp.

Bên cạnh những vị vua trụy lạc, một số ông vua được nhớ tới như những người u mê, nhu nhược hoặc tàn bạo. Có những vị vua mãi mãi lưu tiếng xấu trong sử sách vì sự luồn cúi trước thế lực ngoại bang. Và kết cục luôn là sự sụp đổ của một triều đại.

Tất cả các vị vua tàn bạo của thế giới và Việt Nam đều có những điểm chung đó là quyền lực và ham muốn cá nhân dẫn đến sự tàn bạo, nó kéo theo sự suy vong của cả một hệ thống chính trị. Chính sự sợ hãi mất đi quyền lực đã làm cho họ phải tàn bạo, hà khắc, cúi đầu trước ngoại bang mặc cho dân chúng lầm than, khổ sở. Chính những người bị dồn ép vào cảnh khổ sở, lầm than lại chính là những người định đoạt số phận của một triều đại. phải nhận định rằng, những cuộc khởi nghĩa, những cuộc chính biến kết thúc số phận những tên bạo chúa trên toàn thế giới đều phụ thuộc vào yếu tố quan trọng nhất đó là nhân dân. Nếu người dân không ủng hộ thì những cuộc khởi nghĩa hay những cuộc cách mạng liệu có thể thành công?

Nhưng dù các chính quyền có bạo ngược đến đâu, tàn nhẫn đến đâu, hèn hạ đến đâu thì cũng không thể nào thoát khỏi vòng quay của lịch sử. Đó là điều không thể chối cãi được, từ những sự suy vong và sụp đổ của những kẻ độc tài, nó diễn ra theo hệ thống. Đã độc tài thì sẽ không bao giờ tồn tại mãi được. Đó là Saddam Hussein, đó là Gaddafi, đó là Andoft Hitle và từ Liên Xô đến Đông Âu trên vòng quay của bánh xe lịch sử. Chính những người mà họ xem là kẻ thù đó và đối xử với họ bằng sự bạo ngược thì cũng là cách mà họ đang tự bắn vào mình để đặt dấu chấm hết cho một chế độ tàn bạo.

Nguồn bài đăng

(nghiencuulichsu có biên tập một số đoạn cho phù hợp)

0