25/05/2018, 13:41

Sông Hằng

(tiếng Phạn: गंगा Ganga) là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu ...

(tiếng Phạn: गंगा Ganga) là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. có lưu vực rộng 907.000 km², một trong những khu vực phì nhiều và có mật độ dân cao nhất thế giới.

được tạdtytu ytuiy7 o thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ. Nguồn nước thường được mọi người thừa nhận là Bhagirathi, một con sông bắt nguồn từ một động băng tại độ cao 4.000 m và là con sông nhỏ hơn trong hai chi lưu của sông Hằng. Sông Alaknanda bắt nguồn từ khu vực nằm dưới đỉnh Nanda Devi (7.817 m/25.646 ft) gần biên giới Tây Tạng. Được tạo thành từ những khối băng tuyết tan ra từ các địa điểm như Gangotri và các đỉnh như Nanda Devi và Kamet (7.756 m/25.446 ft), hai sông nhánh này chảy về phía Nam qua trung độ Haymalaya đến nơi hội tụ của chúng để tạo nên sông Hằng. Sau khi chảy hơn 200 km (125 dặm), sông Hằng đến thành phố Haridwar (độ cao 310 m/1.020 ft), nơi nó xẻ dọc Dãy núi Siwalik và bắt đầu chảy theo hướng nhìn chung là Đông-Nam qua Đồng bằng sông Hằng. Tại Haridwar, một con đập đã chuyển hướng nước đến Kênh thượng lưu sông Hằng. Giữa Haridwar và Allahabad, một khoảng cách gần 800 km (500 dặm), sông Hằng theo một đường ngoằn ngoèo và không thể lưu thông bằng tàu thuyền được do có nhiều chỗ nông và thác ghềnh. Tại Allahabad, sông Hằng được sông Yamuna chảy từ Tây Nam nhập vào, sau đó sông Hằng chảy theo hướng Đông qua các thành phố Mirzapur, Varanasi, Patna, và Bhagalpur gần biên giới với Bangladesh. Tại đoạn này, sông Hằng cũng nhận được nước đổ thêm vào từ sông Son từ phía Nam, sông Gumti, sông Ghaghra, sông Gandak, và sông Kosi từ phía Bắc. Qua Bhagalpur, sông chạy quanh dãy đồi Rajmahal tại biên giới Bangladesh. Ở đây, qua hướng Nam là Đồng bằng châu thổ sông Hằng, cách Allahabad khoảng 900 km về phía thượng lưu và cách Vịnh Bengal 450 km về phía hạ lưu. Gần Pakaur, Ấn Độ, sông Hằng chia nhánh. Nhánh Bhagirathi chảy về hướng Nam để tạo nên sông Hugli, là nhánh cực Tây của đồng bằng châu thổ, cũng như là kênh vận chuyển đường thủy chính của khu vực đồng bằng này. Các tàu biển có thể chạy vào Hugli từ cửa sông Hằng ở Vịnh Bengal đến thành phố Kolkata nằm cách cửa sông khoảng 130 km phía thượng lưu. Từ giữa thập niên 1970, Ấn Độ đã chuyển hướng nước vào sông Hugli hay lắng bùn để tăng khả năng vận chuyển đến Kolkata nhưng điều này đã dẫn đến tranh chấp về quyền sử dụng nước với quốc gia láng giềng Bangladesh.

Nhánh chính của sông Hằng tiếp tục chảy qua Bangladesh, nơi có đoạn nó được gọi là sông Padma. đã tạo ra nhiều nhánh sông tạo thành một mạng lưới đường thủy cũng như tạo ra một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu nhất thế giới. Dòng chính của sông Hằng tiếp tục chảy theo hướng Nam và được nhận thêm nước từ sông Brahmaputra đổ vào và tiếp nữa là từ sông Meghna (tên mà kể từ đoạn này nó được gọi) trước khi đổ vào Vịnh Bengal. Tại Vịnh Bengal, cửa sông Meghna có bề rộng 30 km. Lưu lượng nước hàng năm của sông Hằng chỉ xếp sau sông Amazon và sông Congo. Do sông hằng mang theo trong mình lượng phù sa lớn nên vùng đồng bằng châu thổ do nó tạo ra tiếp tục mở rộng về phía vịnh.

Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ. Ở châu Á, chỉ có vùng Bình nguyên Hoa Bắc của Trung Quốc là có mật độ dân cư tương tự ở lưu vực này. Ở phần phía Tây của đồng bằng sông Hằng, con sông này cung cấp nước tưới và một hệ thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh Thượng lưu sông Hằng và Kênh Hạ lưu sông Hằng. Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, hạt có dầu, khoai tây và lúa mỳ. Hầu như cả khu vực đồng bằng sông Hằng đã bị khai hoang hết rừng cây và cỏ để phục vụ cho nông nghiệp. Thông thường, hai bên bờ sông Hằng có các vùng đầm lầy và các hồ nước. Ở các khu vực đầm lầy và các khu vực ao hồ này, người ta trồng rau, lúa, ớt, cây mù tạc, vừng (mè) và cây đay. Một số khu vực khác có rừng đước và có cá sấu sinh sống. Do sông Hằng được cấp nước từ các đỉnh núi phủ băng tuyết, lượng nước của nó vẫn giữ mức cao quanh năm và dòng sông vẫn được sử dụng làm thủy lợi thậm chí vào mùa khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 6. Vào mùa mưa mùa Hè, lượng mưa lớn có thể gây lũ lụt hoành hành, đặc biệt là vùng đồng bằng châu thổ.

Những người dân tộc Hindu, dân tộc chiếm đa số trong dân số Ấn Độ, xem sông Hằng là một dòng sông thiêng: Ganga là con gái của thần núi Himavan hay Himalaya. Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi, và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành và nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông. Những người hành hương Hindu hành hương đến các thành phố thánh của Varanasi, nơi các nghi lễ tôn giáo thường được cử hành; Haridwar được tôn sùng vì nó là nơi sông Hằng rời dãy Himalaya; còn Allahabad, nơi dòng sông Saraswati huyền thoại được người ta tin là chảy vào sông Hằng. Mỗi 12 năm, một lễ hội Purna Kumbha (Vạc Đầy) được tổ chức ở Haridwar và Allahabad mà trong các lễ hội này hàng triệu người đến để tắm trong sông Hằng. Những người hành hương cũng đến các địa điểm linh thiêng khác gần các thượng nguồn sông Hằng, bao gồm đền thờ dưới núi băng Gangotri.

Kể từ thập niên 1950, dân số và ngành công nghiệp dọc theo các sông Hằng và sông Hugli đã nhanh chóng phát triển và nước thải công nghiệp và dân cư đã được đổ thẳng vào sông với số lượng khổng lồ. Ngoài ra, do tầm quan trọng về tôn giáo của sông Hằng, những người Hindu thường hỏa thiêu hai bên bờ sông và rắc tro và than xuống dòng sông, điều này thường được thực hiện ở Varanasi. Tất cả những điều này đã cùng nhau gây ô nhiễm dòng nước sông Hằng đến mức việc tắm và uống nước sông Hằng đang trở nên nguy hiểm. Năm 1986, chính phủ Ấn Độ đã phát động một Kế hoạch Hành động sông Hằng, một chương trình giảm ô nhiễm cho sông Hằng ở 40 thành phố ở các bang Uttar Pradesh, Bihar, và Tây Bengal. Theo kế hoạch này, nước thải được chặn lại đưa qua các nhà máy xử lý. Các lò thiêu điện cũng được xây dựng và nhiều khu vực hai bên bờ sông đã được quy hoạch lại. Sau một thế kỷ triển khai kế hoạch hành động này, mức độ ô nhiễm sông Hằng đã được giảm xuống phần nào.

0