30/05/2018, 17:27

Soạn văn Lưu biệt khi xuất dương ngắn gọn chi tiết

Phan Bội Châu là nhà cách mạng nổi tiếng của Việt Nam, đồng thời ông cũng là nhà văn, nhà thơ lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Lưu biệt khi xuất dương thể hiện được khát vọng, hoài bão lớn của Phan Bội Châu về một ngày mai tươi sáng ...

Phan Bội Châu là nhà cách mạng nổi tiếng của Việt Nam, đồng thời ông cũng là nhà văn, nhà thơ lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Lưu biệt khi xuất dương thể hiện được khát vọng, hoài bão lớn của Phan Bội Châu về một ngày mai tươi sáng cho đất nước. Để hiểu cụ thể hơn về bài thơ này, các bạn hãy cùng tham khảo soạn văn Lưu biệt khi xuất dương  mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

Câu 1. Đọc tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.

Bối cảnh lịch sử đất nước: những năm cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại, xuất hiện hội Duy tân – tổ chức cách mậng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta (1904).

Những ảnh hưởng từ nước ngoài: Khi Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản (1905) sau 20 năm nhưng không thành, ông bị thực dân Pháo bắt tại Thượng Hải, và sau đó chịu giam lỏng ở Huế cho tới khi chết.

Câu 2. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào? Dựa trên cảm xúc của tác giả và những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ, chý ý tìm hiểu các vấn đề sau:

  • Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ:

Chí làm trai phải lạ ở trên đời, đã sinh làm kẻ thân trai thì phải mong có điều lạ trên đời, làm chủ được nhân sinh vũ trụ, không thể để trời đất của nước nhà tự chuyển dời.

  • Ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc.

Giữa khoảng trăm năm ấy cần sự xuất hiện của ta, chẳng lẽ cứ để như vậy để ngàn năm sau cũng không ai để lại tên tuổi. Cần đứng lên tìm hướng đi mới cho cách mạng, dân tộc.

  • Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ

Khi non sông đã chết, đất nước lâm nguy thì sống chỉ thêm nhục, người tài, thánh hiền đã không còn nữa thì có học cũng chỉ ngu thêm. Chính vì vậy điều quan trọng nhất đó chính là cứu nước, cứu dân.

  • Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường.

Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua Biển Đông, ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên, thể hiện ý chí khát vọng vươn xa.

soan-van-luu-biet-khi-xuat-duong-ngan-gon-chi-tiet

Câu 3. Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác? (đối chiếu phần dịch nghĩa)

Câu 6 ở phần dịch nghĩa thể hiện rằng, khi thành hiền đã vắng thì “đọc sách cũng ngu thôi” còn câu 6 ở phần dịch thơ lại giảm đi mức độ nặng nề của câu thơ đó, chỉ nói rằng: “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” ý chỉ sự hoài công khi học hành chú không nói có học cũng ngu.

Câu 8 ở phần dịch nghĩa là “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” ý chỉ sự hòa hợp, đồng thuận của đất trời với ý chí và tâm thế người ra đi cứu nước. Còn câu 8 của bản dịch thơ lại là “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” ý nói sự tiễn biệt với quê hương đất nước, sự bao la rộng lớn mà người đi sắp phải đối đầu.

Câu 4. Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?

Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:

  • Tinh thần và ý chí tìm đường cứu nước, khát vọng mở ra một tương lai tương sáng hơn cho dân tộc của nhân vật trữ tình
  • Tầm ảnh hưởng của con người ở trong vũ trụ, làm chủ vũ trụ và làm những điều lớn lao, cao cả, mang tầm vóc.
  • Khí phách của nhà thơ chứa đựng sự hùng hồn, quyết tâm cao độ, không sợ hiểm nguy.
  • Giọng thơ tràn đầy nỗi niềm thao thức, những cũng chứa đựng sự hào hùng, quyết liệt.

Luyện tập

Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh chị về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.

Hình ảnh “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” là một hình ảnh đẹp, trước hết đẹp về thiên nhiên, đó là sự bao la, rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên, đất nước. Những hình ảnh thiên nhiên ấy cũng giống như tâm thế, ý chí vươn xa của người chí sĩ yêu nước. Hình ảnh “sóng bạc tiễn ra khơi” còn là một hình ảnh lãng mạn, ẩn chứa khí thế sục sôi, hào hùng, quyết liệt. Các con sóng như cũng muốn đồng hành trên con đường đi tìm đường cứu nước ấy, con sóng tiễn người đi như một lời động viên, tiếp thêm sức mạnh ý chí cho người sĩ phu yêu nước.

0