Soạn văn Hầu trời chương trình Ngữ văn 11
Hầu trời là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Tản Đà, trong bài học ngày hôm nay, vanmau9 sẽ giới thiệu đến các bạn bài soạn Hầu trời. Hi vọng đây sẽ là nguồn tham khảo thú vị cho quá trình học tập của các bạn. Câu 1. Anh (chị) hãy ...
Hầu trời là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Tản Đà, trong bài học ngày hôm nay, vanmau9 sẽ giới thiệu đến các bạn bài soạn Hầu trời. Hi vọng đây sẽ là nguồn tham khảo thú vị cho quá trình học tập của các bạn.
Câu 1. Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của nhà thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?
Mở đầu bài thơ là câu “Đêm qua chẳng biết có hay không” giống như muốn khơi gợi tới chuyện mà tác giả sắp kể không biết có hay không, dù cho mọi người có tin hay không thì cũng “Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng” có nghĩa là ông vẫn làm chủ, vẫn biết mình đang trong trạng thái rất tỉnh táo, khách quan. Rồi ông nói ra những cái thật, “Thật hồn, thật phách, thật thân thể/ Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”, sử dụng điệp từ “thật ở đây bốn lần cho thấy sự nhấn mạnh của tác giả về những cảm giác chân thật của mình. Người đọc sẽ từ đó tin hơn và lôi cuốn hơn vào câu chuyện mà ông sắp kể.
Câu 2. Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho trời và chư tiên nghe như thế nào? (thái độ của tác giả, chư thiên và những lời khen của trời? Qua đoạn thơ đó anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính bài thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
Thái độ của tác giả khi đọc thơ cho chư tiên và trời nghe: đó là sự hùng hồn, tự đắc và nổi hứng của một thi nhân đang thể hiện bản thân với những tác phẩm được liệt kê chi tiết. Với giọng điệu lúc thì cảm xúc, tình cảm lúc lại hóm hỉnh khiến cho trời và chư tiên cũng như người đọc không hề cảm thấy nhàm chán mà lại cuốn hút, hấp dẫn và sảng khoái. Những lời khen của trời vừa thể hiện cách cảm nhận khác người, vừa có chút gì đó mới lạ.
Bài thơ mang một cá tính rất riêng, nó bộc lộ sự khẳng định bản thân của tác giả, cái “ngông” của Tản Đà. Niềm khao khát được bày tỏ, thể hiện tài năng thơ ca của mình, ông nhận thức được tài năng của bản thân và mong muốn được cống hiến.
Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thờ là cảm hứng lãng mạng, nhưng trong bài lại có đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?
Đoạn thơ mang tính chất hiện thực là đoạn từ câu “Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó” đến câu “Biết làm có được mà dám theo”.
Ý nghĩa đoạn thơ: đoạn thơ là lời kể của tác giả về sự thật cuộc đời không chỉ của riêng mình tác giả mà đó còn là cảnh khó của các nhà thơ như ông nói chung. Đoạn thơ thể hiện nỗi niềm và tâm trạng của tác giả một cách xúc động, cho thấy được hình ảnh của một người nhà thơ sống trong cảnh khổ cực dưới thời chế độ cũ.
Hai nguồn cảm hứng này thực sự rất gần gũi và có mối quan hệ thân thiết với nhau trong tâm hồn Tản Đà. Mặc dù hiện thực có khó khăn, có cực, khổ sở thì sự lãng mạn trong hồn thơ của ông vẫn luôn tồn tại. Sự lãng mạn ấy là niềm xoa dịu nỗi đau trước hiện thực.
Câu 4. Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (chú ý các mặt: thể loại, ngôn ngữ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,…)
Những nét mới và hay của bài thơ:
- Về thể loại: bài thơ thuộc thể loại thất ngôn thiên trường tự do, không bị ràng buộc theo 1 trật tự, khuôn khô câu văn câu thơ.
- Ngôn ngữ bài thơ không chỉ mang cảm xúc lãng mạn mà còn pha chút hóm hỉnh, hài hước, những yếu tố hư cấu.
- Cách thể hiện cảm xúc của nhà thơ: được biểu hiện một cách chân thực, bộc trực, phóng túng và thẳng thắn.
Luyện tập
Câu 1. Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích thú nhất?hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.
Câu thơ làm cho em thích thú nhất là câu “Anh gánh lên đây bán chợ Trời”, đó là câu thể hiện lời khen của trời và chư thiên về thơ của Tản Đà, một ý tưởng hóm hỉnh cho việc bán thơ của Tản Đà cho khắp trời và chư thiên được nghe. Thơ có thể đem đi bán và còn “gánh” lên thể hiện một cái chân thật, gần gũi. Cho thấy sự không phân biệt giữa trời và chư thiên với người trần thế.
Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (có thể dẫn chứng qua tác phẩm đã học). Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
“Ngông” có thể được hiểu là một trạng thái khác thường trong cách sống và ứng xử ngoài xã hội, thể hiện sự bất thường, khác người. Cái “ngông” ấy trong văn chương bộc lộ cái tôi riêng của tác giả, ý thức của cá nhân và thái độ đối mặt với tất cả mọi hoàn cảnh xô đẩy của cuộc đời.
Cái “ngông” được thể hiện ở những điểm:
- Ông tự cho rằng văn của ông hay tới mức không chỉ người bình thường mà đến chư thiên và trời còn khen ngợi, tán thưởng.
- Tự xem mình là một vị tiên, bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.
- Xem các vị trời, chư thiên như những người bình thường.