Soạn văn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tơn)
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tơn) Bố cục Tác phẩm được chia làm 3 phần: – Phần 1 (từ đầu đến "cha ông chúng tôi"): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ. – Phần 2 (tiếp đến "Đều có sự ràng buộc"): Những lo âu của người ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tơn) Bố cục Tác phẩm được chia làm 3 phần: – Phần 1 (từ đầu đến "cha ông chúng tôi"): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ. – Phần 2 (tiếp đến "Đều có sự ràng buộc"): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn ...
Bố cục
Tác phẩm được chia làm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến "cha ông chúng tôi"): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
– Phần 2 (tiếp đến "Đều có sự ràng buộc"): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.
– Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.
Câu 1:
a.
– Những phép nhân hóa:
+ Mảnh đất này – bà mẹ của người da đỏ (dùng để gọi sự vật trong thiên nhiên).
+ Những bông hoa ngát hương – người chị, người em của chúng tôi (dùng để gọi sự vật trong thiên nhiên).
+ Những mỏm đá, những vũng nước – thành viên của một gia đình (dùng để tả hiện tượng thiên nhiên).
– Những phép so sánh:
+ Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối – máu của tổ tiên chúng tôi.
+ Tiếng thì thầm của dòng nước – tiếng nói của cha ông chúng ta.
b. Nhờ có sự so sánh và nhân hóa, mối quan hệ của đất với con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là anh chị em, như là những người con trong một gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.
Câu 2:
a. Sự khác biệt thể hiện như sau:
– Người da đỏ
+ Đất là mẹ –> Gắn bó máu thịt với đất
+ Trân trọng, yêu mến âm thanh của thiên nhiên: lá cây, lay động, côn trùng vỗ cánh, chim, ếch, gió thoảng, không khí …
–> Hòa mình vào thiên nhiên, chăm chú, bảo vệ môi trường.
– Người da trắng
+ Mảnh đất là kẻ thù, bị chinh phục, mua, tước đoạt, bán, ngấu nghiến, để lạ những hoang mạc.
–> Coi là món hàng mua bán, ngược đãi thô bạo.
+ Chẳng có nơi nào yên tĩnh, chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ …
–> Xa các thiên nhiên, hủy hoại môi trường.
b. Tác giả đã dùng nhiều biện pháp nghệ thuật phối hợp để nêu bật sự khác biệt và thể hiện thái độ, tình cảm của mình. Cụ thể là đã sử dụng.
– Phép đối lập
anh em >< kẻ thù yên tĩnh >< ồn ào xa lạ >< thân thiết
– Điệp ngữ: Tôi biết… Tôi biết… Tôi thật không hiểu… Tôi đã chứng kiến… ngài phải phải nhớ… Ngài phải gìn giữ… ngài phải dạy… ngài phải bảo…
– Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống.
– Phép nhân hóa:
+ Mảnh đất này – những người anh em, kẻ thù.
+ Mẹ – đất, anh em – bầu trời.
– Từ ngừ gợi tả, gợi cảm:
+ Người anh em, mẹ đất, anh em bầu trời, …
+ Ngấu nghiến đất đai.
+ Nhức nhối
+ Chia sẻ linh hồn
Câu 3:
a. Các ý chính trong đoạn còn lại của bức thư là:
– Yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai.
– Yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng coi đất mẹ là mẹ.
– Yêu cầu tổng thống Mĩ khuyên bảo người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
b. Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này:
– Giống với hai đoạn trên: câu văn cầu khiến, giọng văn đầy sức truyền cảm, hấp dẫn.
– Khác với hai đoạn trên: giọng văn mạnh mẽ, lập luận đầy sức thuyết phục.
Tác giả không nêu sự khác biệt giữa người da trắng và da đỏ mà chỉ khẳng định Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Con người bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
c. Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
Câu 4: Bức thư sử dụng nhiều yếu tố của phép lặp
– Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng… nhằm tăng sức biểu cảm.
– Lặp kiểu câu:
Nếu chúng tôi bán... ngài phải... Ngài phải dạy... Ngài phải bảo... Ngài phải biết... Ngài phải giữ gìn...
–> Có tác dụng khẳng định lập luận, nhấn mạnh ý kiến.
– Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.
– Lặp ý: Mảnh đất này là bà mẹ … Đất là mẹ –> nhấn mạnh ý chủ đạo
Câu 5:
Văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ nói về chuyện mua bán đất đai được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường. Vì qua giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng việc sử dụng đa dạng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, bức thư đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên bảo vệ mạng sống của chính mình.