Soạn văn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) Câu 1: Tóm tắt truyện Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự, những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh) Câu 1: Tóm tắt truyện Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự, những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút ...
Câu 1: Tóm tắt truyện
Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự, những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong chờ và mong sẽ có ngày gặp con. Trần văn Tý là một người con có hiếu không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha, bài đã thể hiện một tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Câu 2: Tình cảm cha con nghĩa nặng
– Tình cha đối với con:
+ Dù trốn đi biệt xứ nhưng TVS vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con.
+ Không quản nguy hiểm quyết về thăm con –> sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi .
+ Định tự tử vì sự bình yên của con.
–> Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. TVS không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.
– Tình con đối với cha:
+ Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.
+ Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha.
+ Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.
+ Nhất quyết không cho cha đi .
–> Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.
Câu 3:
Để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài về tình cha con nghĩa nặng tác giả đã tạo nên những mâu thuẫn để làm tăng thêm những tình cảm sâu sắc đó:
– Ông luôn mong muốn người con của mình được hạnh phúc, ông khuyên người con của mình phải tìm kiếm lấy hạnh phúc của riêng mình, khi người con nói lại và muốn chăm sóc người cha thì ông đã có những hành động khuyên ngăn và dứt khoát muốn cho con của mình được hạnh phúc: Con phải tìm lấy hạnh phúc của riêng mình, con đừng cãi lời của cha…
– Những tình huống đó làm tăng tính nghệ thuật trong bài viết: Với tình cảm sâu đậm đó người cha luôn mong ước cho người con, nhưng sự hiếu thảo của người con lại làm cho những mâu thuẫn giữa hai người xuất hiện.
– Việc tác giả tạo nên mâu thuẫn đó đã làm tăng sức thuyết phục và tặng lên tình cảm quý của người con và người cha.
Câu 4:
Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Tí đã đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp.
Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách người Nam Bộ mạnh mẽ, kiên quyết. Tính cách ấy được thể hiện nổi bật nhất qua diễn biến tâm lý nhân vật, qua lời đối thoại và độc thoại.
Câu 5: Nghệ thuật kể chuyện
Tác giả đã kể lại câu chuyện theo một trình tự thời gian nó tạo lên những cảm xúc sâu lắng trong con người của tác giả, cách kể chuyện hấp dẫn cùng với cách sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, mộc mạc đã tạo nên một phong cách mới mẻ cho bài bài này.