Soạn văn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) Câu 1: Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ – Thiên nhiên: + Rừng tràm xanh biếc. + Những cây cỏ hoang dại: lau sậy, mốp, cóc kèn. + Ở ngọn rạch Cái Tàu có ao cá sấu "nhiều như trái mù u chín rụng". – Con ... ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) Câu 1: Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ – Thiên nhiên: + Rừng tràm xanh biếc. + Những cây cỏ hoang dại: lau sậy, mốp, cóc kèn. + Ở ngọn rạch Cái Tàu có ao cá sấu "nhiều như trái mù u chín rụng". – Con ...
Câu 1: Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ
– Thiên nhiên:
+ Rừng tràm xanh biếc.
+ Những cây cỏ hoang dại: lau sậy, mốp, cóc kèn.
+ Ở ngọn rạch Cái Tàu có ao cá sấu "nhiều như trái mù u chín rụng".
– Con người:
+ Cần cù, mưu trí, gan góc, kiên cường.
+ Có sức sống mãnh liệt.
+ Đậm sâu, ân nghĩa. (Họ thương tiếc những bà con xóm giềng bị "hùm tha bắt sấu", họ vượt lên gian khó hiểm nguy bằng tài trí và sức mạnh của mình, …)
Câu 2: Tính cách và tài nghệ của Năm Hên:
– Nhận vật ông Năm Hên là hình ảnh tiêu biểu cho người dân vùng U Minh Hạ nói riêng, người dân Nam Bộ nói chung. Ông là người tài trí khác thường, bắt sấu không cần vũ khí, không cần lưỡi câu. Ông bắt sấu trên khô "bằng hai tay không", "chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện", nghĩa là ông sẽ bắt hết ao cá sấu trong thời gian rất ngắn. Ông bắt cả đàn cá sấu chỉ bằng mấy câu mốp tươi và nắm dây cóc kén, đó chính là mưu trí và sự am hiểu tường tận về loài cá dữ này của ông.
– Ông là người giàu nghĩa khí, giàu tình cảm. Ông nói "Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó".
– Ông bắt sấu vì nghĩa. Nghe đồn có ao cá sấu khiến cho người dân bất an, ông chẳng ngại đường xa đến để trừ tai họa cho họ. Ông bắt sấu còn là để trả thù cho người em trai bị cá sấu ăn thịt và bao nhiêu người bất hạnh đã chết oan vì sấy.
– Ông là người rất tôn kính thổ thần, có tình nghĩa nặng sâu với tổ tiên, với những người đã khuất. Điều này thể hiện qua bài hát của Năm Hên:
"Hồn ở đâu đây
…
Ta thương ta tiếc
Lập đàn giải oan"
Tiếng hát gọi hồn não nùng, bi ai theo ông hằng ngày. Tiếng hát của ông cũng là một sự hóa giải cho những linh hồn bất hạnh, những linh hồn vất vưởng nơi rừng thiêng nước độc.
Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ:
– Lối dẫn truyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.
– Nhân vật giàu chất sống, thể hiện rõ nét tính cách con người Nam Bộ.
– Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ để khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.
Câu 4:
Tác phẩm không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lý thú khi mở ra thế giới bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực Nam của Tổ quốc mà còn khiến người ta yêu thương, gắn bó một phần đất, phần hồn của quê hương, đất nước mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giàu có và khắc nghiệt của đất Việt, vẫn hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước. Sự kì thú khi khám phá những yêu thương, thân gần và một tình cảm tự hào tha thiết. Đó chính là những xúc cảm thẩm mĩ mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc.