Soạn văn bài: Bản tin
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bản tin I. Mục đích – yêu cầu cơ bản của bản tin Đọc bản tin: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Bản tin này thông báo kết quả kì thi Ô-lim-líc Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam. Kết quả dự thi đứng thứ tư toàn đoàn ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bản tin I. Mục đích – yêu cầu cơ bản của bản tin Đọc bản tin: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Bản tin này thông báo kết quả kì thi Ô-lim-líc Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam. Kết quả dự thi đứng thứ tư toàn đoàn nhằm khẳng định trình độ của học sinh ...
I. Mục đích – yêu cầu cơ bản của bản tin
Đọc bản tin: Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn. Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bản tin này thông báo kết quả kì thi Ô-lim-líc Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam. Kết quả dự thi đứng thứ tư toàn đoàn nhằm khẳng định trình độ của học sinh Việt Nam và thành quả bồi dưỡng nhân tài toán học của nước ta.
Câu 2:
Bản tin mang tính thời sự nóng hổi vì sự việc xảy ra sau ba ngày đã được đưa tin, thể hiện tính cập nhật thông tin nhanh chóng.
Câu 3:
Không cần đưa những tin như: đoàn đi về bằng phương tiện gì, ai làm trưởng đoàn, các thí sinh đã mang về được những quà lưu niệm gì, … Vì các thông tin nêu trên là không cần thiết với dạng bản tin này, chúng không phục vụ gì cho yêu cầu thông báo sự việc chủ yếu là thông báo kết quả của đội tuyển Toán Việt Nam đi thi Ô-lim-pích quốc tế.
Câu 4:
Việc đưa tin cụ thể, chính xác có tác dụng đảm bảo tính chính xác của văn phong báo chí nói chung, của bản tin nói riêng làm cho người đọc hoàn toàn tin tưởng vào những tin tức được thông báo.
Câu 5:
Yêu cầu cơ bản của một bản tin là: phải đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng), tin phải có ý nghĩa xã hội, nội dung thông tin phải chân thực, chính xác.
II. Cách viết bản tin
1. Khai thác và lựa chọn tin
a. Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có tính ý nghĩa, cụ thể, chính xác để có được những bản tin có giá trị (có tính thời sự và có ý nghĩa xã hội).
b. Khi đã lựa chọn được sự kiện (thông tin) để đưa vào bản tin, thì sự kiện đó phải có đầy đủ các nội dung (yêu cầu) sau đây:
-
Việc gì đã xảy ra (nội dung sự kiện).
-
Việc xảy ra ở đâu (không gian, địa điểm).
-
Việc xảy ra khi nào (thời gian cụ thể)
-
Ai làm việc đó (con người).
-
Việc xảy ra như thế nào (diễn biến, tính chất của sự kiện).
-
Kết quả ra sao (Kết cục của diễn biến, sự kiện).
2. Viết bản tin
a. Đặt tiêu đề
– Tiêu đề (tên) của bản tin phải đảm bảo tính khái quát nội dung của bản tin.
– Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc (Dạng câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, một từ, …)
– Bản tin thường đặt tiêu đề ngắn gọn, một cụm từ (thường là cụm động từ hoặc danh từ). Tiêu đề cũng có thể là một câu trần thuật, câu nghi vấn ngắn gọn.
b. Cách mở đầu bản tin
Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
c. Cách triển khai chi tiết bản tin
-
Cụ thể, chi tiết các sự kiện được đưa tin
-
Giải thích nguyên nhân, kết quả của các sự kiện
III. Luyện tập
Câu 1: Các sự kiện có thể dùng để viết bản tin là A, B, D, E.
Câu 2: Nêu sự giống và khác nhau giữa bản tin với các thể loại báo chí khác như quảng cáo, phóng sự điều tra.
– Giống nhau: đều cung cấp tin tức cho cộng đồng.
– Khác nhau:
+ Bản tin chỉ đơn thuần là dùng để thông báo tin tức.
+ Quảng cáo ngoài truyền tin còn có mục đích chủ yếu là quảng cáo.
+ Phóng sự điều tra có độ dài gấp nhiều lần so với bản tin nhằm miêu tả sự việc cụ thể, chi tiết; qua đó kèm theo phân tích và bình luận sự kiện.
Câu 3: Ví dụ bản tin Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn có thể chuyển thành tin vắn như:
Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn tại cuộc thi Ô-lim-pích toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi-Lạp ngày 14 đến 16 tháng 7.