Soạn Văn 9: Ôn tập phần Tiếng Việt
Soạn Văn lớp 9 tập 1 Soạn Văn Ôn tập phần Tiếng Việt Soạn Văn 9: Ôn tập phần Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây ...
Soạn Văn Ôn tập phần Tiếng Việt
Soạn Văn 9: Ôn tập phần Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo
Soạn Văn: Ôn tập phần Tiếng Việt
I. Các phương châm hội thoại
Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Phương châm về lượng: Nội dung lời nói phải đúng yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
- Phương châm về chất: Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ: Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: Nói gắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: Tế nhị, khiêm tốn, tôn trọng người khác khi giao tiếp.
Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tình huống ví dụ:
Trong giờ địa lý, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:
- Em cho thầy biết sóng là gì?
Học sinh trả lời:
- Thưa thầy, Sóng là bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh ạ.
=> Vi phạm phương châm về chất.
II. Xưng hô trong hội thoại
Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các từ ngữ xưng hô rất phong phú, đa dạng: Mình, chúng mình, ta, chúng ta, anh, em, bác, cháu, mình, cậu...Tùy thuộc vào tính chất của tính huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Xưng khiêm: Người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường.
- Hô tôn: Gọi người đối thoại một cách tôn kính.
Ví dụ:
+ Quý bà, quý cô, quý ông... để gọi người đối thoại tỏ ý tôn kính.
+ Người đối thoại ít tuổi hơn mình nhưng vẫn gọi là anh, chị, xưng em.
Câu 3 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải hết sức lựa chọn từ ngữ xưng hô vì xưng hô thể hiện quan hệ, thái độ, tình cảm giữa những người giao tiếp: Thân hay sơ, khinh hay trọng. Nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Câu 1 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên vẹn lời hay ý của của người hoặc nhân vật. Dùng dấu hai chấm để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm thêm dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp: Nhắc lại lời hay ý của nhân vật, có điều chỉnh theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên vẹn. Không dùng dấu hai chấm.
Câu 2 (trang 190 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Chuyển lời đối thoại sang lời dẫn gián tiếp:
+ Quân Thanh sang đánh, Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp rằng mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, Nguyễn Thiếp nghĩ như thế nào?
+ Nguyễn Thiếp trả lời rằng trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân vua Quang Trung yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao. Nhà vua đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị đập tan.
- Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
+ Trong lời đối thoại, vua Quang Trung xưng là "Tôi" (Ngôi thứ nhất) thì chuyển thành "Vua Quang Trung" (Ngôi thứ ba) trong lời dẫn gián tiếp. Lời của Nguyễn Thiếp: “Chúa công” chuyển thành “Nhà vua”.
+ Từ chỉ địa điểm "đây" trong lời đối thoại thì trích lược trong lời dẫn gián tiếp.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới