28/05/2017, 19:40

Soạn bài: Các phương châm hội thoại ( Tiếp theo 2)

Đề bài: Soạn bài Các phương châm hội thoại ( Tiếp theo 2). I. Kiến thức cơ bản 1. Phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp a, Truyện liên quan đến phương châm lịch sự b, Anh chàng rể trong câu chuyện trên không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại vì không quan tâm đến tình huống ...

Đề bài: Soạn bài Các phương châm hội thoại ( Tiếp theo 2). I. Kiến thức cơ bản 1. Phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp a, Truyện liên quan đến phương châm lịch sự b, Anh chàng rể trong câu chuyện trên không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp. Cụ thể trong trường hợp này là câu hỏi: “ Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không” không tuân thủ phương châm lịch sự. c, Rút ...

Đề bài: Soạn bài Các phương châm hội thoại ( Tiếp theo 2).

 

I.    Kiến thức cơ bản
1.    Phương châm hội thoại trong tình huống giao tiếp
a, Truyện liên quan đến phương châm lịch sự
b, Anh chàng rể trong câu chuyện trên không tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp. Cụ thể trong trường hợp này là câu hỏi: “ Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không” không tuân thủ phương châm lịch sự.
c, Rút ra nhận xét
Khi thực hiện giao tiếp, chúng ta cần phải tuân thủ các phương châm hội thoại để đảm bảo đúng các vấn đề giao tiếp


2.    Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
a, Trong cuộc sống, chúng ta thường rấthay vi phạm các phương châm hội thoại, đặc biệt là phương châm lịch sư, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm về lượng, phương châm về chất.
Ví dụ: Khi học sinh gặp thầy cô giáo thì chào: “ Em chào thầy”
Câu trả lời đã vi phạm phương châm lịch sự

SOAN BAI CAC PHUONG CHAM HOI THOAI

SOAN BAI CAC PHUONG CHAM HOI THOAI


b, Trong trường hợp trên, trong câu trả lời của Ba đã vi phạm phương châm về chất. Cụ thể, thông tin mà Ba trả lời không đáp ứng đủ nhu cầu đặt ra trong câu hỏi của An. Sở dĩ, Ba hỏi cụ thể là năm nào mà Ba là trả lời là “ khoảng đầu thế ky XX”. Có thể Ba không biết rõ câu trả lời và đã trả lời câu hỏi của An theo một hướng khác.


c, Người bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất. Trong trường hợp này, có thể bác sĩ cố ý làm như vậy vì nếu nói ra sự thật thì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần của bệnh nhân.Đây là một việc làm tốt, cần được phát huy.Như vậy, để đạt được mục đích quan trọng hơn, người nói có thể không tuân thủ một số phương châm bất kỳ nào đấy.


d, Ví dụ: Khi kẻ trộm vào nhà và uy hiếp bản thân khai ra tài sản đang giấu ở đâu thì mình có thể vi phạm phương châm về chất là nói sai sự thật để không bị mất đi của cải.


e, Chúng ta có thể chia ra làm 2 trường hợp
Thứ nhất, nếu xét về nghĩa bề mặt thì câu này vi phạm phương châm về lượng vì định nghĩa đó không cho chúng ta bất kỳ thông tin mới nào.


Thứ hai, nếu xét về nghĩa hàm ý thì câu này lại không vi phạm bởi lẽ có còn ẩn ý nhiều nội dụng khác, chứa nội dung mới là tiền bạc chỉ là phương tiện cuộc sống chứ không phải là tất cả.


II.    Rèn luyện kỹ năng
1, Ở đây, người bố trong câu chuyện đã không chú ý đến phương châm cách thức. Đứa con 5 tuổi của ông ấy chưa đi học thì làm sao có thể biết “ Tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao”. Đối với đứa trẻ thì câu nói của người bố rất mơ hồ.


2, Các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự, vì những nhân vật này nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình những từ ngữ khó nghe và không đúng chuẩn mực.

 

0