Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng
Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng I. Kiến thức cơ bản 1. Từ “kinh tế” trong văn bản thơ là một cách rút gọn đặc biệt. Thực tế nó có nghĩa là kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời chứ không phải là một lĩnh vực của đời sống xã hội như hiện nay mà chúng ta đã từng biết. 2. Nhận ...
Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng I. Kiến thức cơ bản 1. Từ “kinh tế” trong văn bản thơ là một cách rút gọn đặc biệt. Thực tế nó có nghĩa là kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời chứ không phải là một lĩnh vực của đời sống xã hội như hiện nay mà chúng ta đã từng biết. 2. Nhận xét: Nghĩa của từ thể phải nhất thành bất biến, tức là nó có thể thay đổi nghĩa, tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp; nó có thể mất đi nét nghĩa nào đó cũng có ...
I. Kiến thức cơ bản
1. Từ “kinh tế” trong văn bản thơ là một cách rút gọn đặc biệt. Thực tế nó có nghĩa là kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời chứ không phải là một lĩnh vực của đời sống xã hội như hiện nay mà chúng ta đã từng biết.
2. Nhận xét: Nghĩa của từ thể phải nhất thành bất biến, tức là nó có thể thay đổi nghĩa, tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp; nó có thể mất đi nét nghĩa nào đó cũng có thể thêm vào nét nghĩa nào đó.
3. Xuân:
– Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ mùa đồng sang mùa hạ, thời tiết khá dễ chịu, ấm và là thời điểm mở đầu một năm mới
– Nghĩa chuyển: chỉ sức trẻ, tuổi trẻ, thời mà còn người sung sức trong mọi hoạt động.
Tay:
– Nghĩa gốc: Bộ phận gắn liền trên cơ thể con người, từ vai cho tới các ngón tay, có tác dụng là cầm, nắm.
– Nghĩa chuyển: Người chuyên hoạt động giỏi về một lĩnh vực nào đó, một môn thể thao hay cũng có thể là nghề nghiệp ….,
4. Sự chuyển nghĩa của từ thường được diễn ra theo hai kiểu quan hệ: ẩn dụ và hoán dụ.
– Theo quan hệ ẩn dụ thì giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có mối liên hệ tương đồng.
– Theo quan hệ hoán dụ thì giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có liên hệ gần nhau.
II. Rèn luyện kỹ năng
1. Từ chân được dùng với nghĩa gốc ở trong câu a và câu c
Từ chân được dùng với nghĩa chuyển trong câu b và câu d
2. Các từ trà trong trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trả sâm, trà linh chi, trà sen, trà khổ qua, … được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
3. Trong các từ đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng … thì từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: đây là những dụng cụ đo có hình thức giống đồng hồ.
4. Các từ trên có rất nhiều nghĩa, vì vậy đó không phải là nghĩa gốc
Ví dụ:
– Ngân hàng: Ngân hàng đề thi, ngân hàng máu, ngân hàng Công thương …
– Vua: vua bóng đá, vua xe đạp, vua cá….
5. Trong câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” thì từ “mặt trời” trong câu thứ nhất là nghĩa gốc, trong câu thứ hai là nghĩa chuyển.
6. Tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ.