Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh I. Kiến thức cơ bản * Nhớ lại những kiến thức cơ bản của văn thuyết minh: đặc điểm của văn thuyết minh, cách sử dụng một số biện pháp nghê thuật trong văn bản thuyết minh, sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. * Cách lập dàn ý bài ...
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh I. Kiến thức cơ bản * Nhớ lại những kiến thức cơ bản của văn thuyết minh: đặc điểm của văn thuyết minh, cách sử dụng một số biện pháp nghê thuật trong văn bản thuyết minh, sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. * Cách lập dàn ý bài văn thuyết minh: – Xác định đề tài: Thuyết minh đối tượng nào? – Xây dựng dàn ý: Mở bài + Nêu đề tài thuyết minh. + Dẫn dắt, tạo sự chú ý của người đọc về nội ...
I. Kiến thức cơ bản
* Nhớ lại những kiến thức cơ bản của văn thuyết minh: đặc điểm của văn thuyết minh, cách sử dụng một số biện pháp nghê thuật trong văn bản thuyết minh, sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
* Cách lập dàn ý bài văn thuyết minh:
– Xác định đề tài: Thuyết minh đối tượng nào?
– Xây dựng dàn ý:
Mở bài
+ Nêu đề tài thuyết minh.
+ Dẫn dắt, tạo sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
Thân bài
+ Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý chính nào để thuyết minh cần về đối tượng đã giới thiệu.
+ Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hơp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người đọc dễ nắm được nội dung thuyết minh.
Kết bài
Nhấn mạnh đề tài thuyết minh và tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng thuyết minh.
II. Các đề bài cần làm
Đề 1: Cây lúa Việt Nam
I. Mở bài
– Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó với đời sống của mỗi người con đất Việt.
– Cây lúa đồng thời cũng là biểu tượng của một nền văn minh lớn – chính là nền lúa nước.
II. Thân bài
1. Khái niệm
– Cây lúa là một trong những cây quan trọng nhất thuộc loại ngũ cốc, nó nuôi sống con người, là nguồn lương thực thiết yếu.
2. Chi tiết
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
– Cây lúa có một lá mầm, rễ chùm.
– Lá bao quanh thân, có phiến lá dài và mỏng.
– Có hai vụ lúa chính đó là lúa chiêm và lúa mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai doạn
– Từ hạt thóc người ta ủ giống rồi thành mầm thành cây mạ.
– Rồi từ cây mạ nhổ đi và cấy xuống ruộng.
– Ruộng trước khi cấy phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng: bừa, cày, bón phân…và có đủ lượng nước cần thiết.
– Sau đó những cây mạ được gieo xuống phát triển qua nhiều giai đoạn thành từng bụi, rồi phải đó phải chăm sóc bón phan, diệt cỏ để cây lúa được phát triển bình thường có năng xuất cao.
– Thu hoạch lúa người nông dân tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo trắng.
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo
– Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp
– Từ gạo có thể làm ra nhiều sản phẩm hữu ích như: xôi, bánh chưng, bánh dày, bánh phở, bún, bánh đúc
– Nếu không có cây lúa thì khó có thể hình thành một nền văn minh lúa nước, ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
d. Tác dụng
– Việt Nam từ một nước nghèo trở thành một nước đứng hứ hai trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
– Mang lại những giá trị truyền thống cho dân tộc, quê hương.
– Hình ảnh cây lúa cũng đã đi vào thơ ca nhạc họa.
III. Kết bài
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống của nhân dân người Việt.
– Cây lúa mang lại đời sống no đủ và những nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh tinh thần của người Việt Nam.
Đề 2: Cây…ở quê em. (Đây là dạng để chưa hoàn tất, dành để giáo viên và học sinh lựa chọn, bổ sung.Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế mỗi địa phương).
Có thể lựa chọn cây lương thực như cây lúa ở đề 1 hay chọn loại cây ăn quả và lập dàn ý tương tự như đề 1
Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. ( Ví dụ thuyết minh về con trâu làm mẫu thì cần lập dàn ý như sau)
I. Mở bài
Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, ở mỗi làng quê Việt Nam.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu
– Có nguồn gốc từ trâu rừng được thuần hóa, thuộc trâu đầm lầy.
– Là loài động vật thuộc lớp thú, lông với da màu xám, xám đen, thân hình to khỏe, vạm vỡ, bụng to, mông dốc, đuôi dài phe phẩy, bầu vs nhỉ, sừng hình lưỡi liềm.
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa chỉ đẻ một con duy nhất.
2. Lợi ích của trâu
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để sử dụng cho việc cày, bừa của bà con nông dân.
– Ngoài ra còn là mọt nguồn cung cấp thịt, da, sừng…
b. Trong đời sống tinh thần
– Trâu từ bào đời nay luôn là người bạn thân thiết của nhà nông. Các cụ thường có câu “ con trâu là đầu cơ nghiệp”.
– Là một người bạn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em trên đồng ruộng những ngày chăn trâu đọc sách, thổi sáo…
– Con trâu gắn với lễ hội ở Việt Nam ( như trọi trâu ở Hải Phòng)
III. Kết bài
– Khẳng định vai trò quan trọng của con trâu trong đời sống của người nông Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình.
Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em. (Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế mỗi địa phương).
I. Mở bài
– Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ở quê em (nêu địa lí, đặc điểm chung về danh lam đó).
– Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh đó.
II. Thân bài
– Giới thiệu nguồn gốc của danh lam thắng cảnh đó.
+ Nguồn gốc từ đâu, từ bao giờ và được ai khám phá?
+ Danh lam thắng cảnh đó được mở mang và phát triển như thế nào?
+ Sự kiện hay nhân vật lịch sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết về danh lam thắng cảnh đó.
– Giới thiệu về kiến trúc:
+ Miêu tả về những nét đặc sắc nhất (về kiến trúc) và so sánh với những danh lam thắng cảnh khác.
+ Phân tích những nét đặc sắc tỏng kiến trúc ( những nét hoa văn, những sáng tạo riêng).
+ Giới thiệu bằng cách miêu tả những cảnh quan thiên nhiên xung quanh, và nó có vai trò gì đối với danh lam thắng cảnh đó. Ví dụ như: cây đa, giếng nước, ao hồ, vườn…
– Vai trò quan trọng của danh lam thắng cảnh đó với đời sống tinh thần của người dân địa phương.
III. Kết luận
Suy nghĩ, tình cảm của em về danh lam thắng cảnh đó.