Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 60 SGK Văn 11
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 60 SGK Văn 11 Hình tượng người anh hùng nghĩa binh nông dân được khắc nổi trên cái nền một trận công đồn náo nhiệt, đầy khí thế tiến công. ...
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trang 60 SGK Văn 11
Hình tượng người anh hùng nghĩa binh nông dân được khắc nổi trên cái nền một trận công đồn náo nhiệt, đầy khí thế tiến công.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Tìm bố cục của bài văn tế.
a. Văn tế:
Văn tế là một loại văn gắn với phong tục tang lễ, nhằm .bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất. Bài văn tế thường có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bày tổ nỗi đau thương của người còn sống trong giờ phút vĩnh biộtẾ Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái ở mỗi bài có thổ khác nhau. Văn tế cũng có những trường hợp ngoại lệ.
Văn tế có thể được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú,... Bố cục của bài văn tế thường gồm bốn đoạn với các tên gọi: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Giọng điệu chung của bài văn tế nói chung là lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.
b. Bố cục của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
- Đoạn 1 - Lung khởi (từ “Hỡi ôi!” đến “ẵễ. tiếng vang như mõ.”): khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân.
- Đoạn 2 -Thích thực (từ câu 3 đến câu 15): miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn từ cuộc đời lao động vất vả đến lúc trở thành dũng sĩ đánh giặc và lập chiến công.
- Đoạn 3 - Ai vãn (từ câu 16 đến câu 28): sự tiếc thương, cảm phục của tác giả và của nhân dân đối với người liệt sĩ.
- Đoạn 4 - Kết (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào? Theo anh (chị), đoạn văn miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào?
a) Hai câu đầu của bài văn tế khái quát khung cảnh bão táp của thời đại - phản ánh biến cố chính trị lớn lao chi phối toàn bộ thời cuộc. Đó là cuộc đụng độ giữa thế lực xâm lăng tàn bạo của thực dân Pháp và ý chí chiến đấu kiên cường để bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Hiện lên trên cái nền cảnh ấy là hình ảnh của đội quân áo vải được khắc hoạ hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo ước lệ của vãn học trung đại, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tướng hoá. Điều đáng chú ý là những chi tiết chân thực đều được chọn lọc rất tinh tế, nên dậm đặc chất sống, mang tính chất khái quát, đặc trưng cao:
Vốn chẳng phái quân cơ quân vệ, theo dồng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nẹhĩa làm quân chiêu mộ.
/../ Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bần ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nùi sắm dao tu, nón gõ.
Chính với những hình ảnh trên mà bức tượng đài ánh lên một vẻ đẹp mộc mạc, chân chất và hết sức độc đáo.
Hình tượng người anh hùng nghĩa binh nông dân được khắc nổi trên cái nền một trận công đồn náo nhiệt, đầy khí thế tiến công:
Hoa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm deo dùng bằn ẹ lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
/.../ Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma tú hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó san, trối kệ tàu sắt tàu dồng súng nổ.
Đoạn văn dùng hàng loạt những hình ảnh đối lập giữa ta và địch, giữa vũ khí thô sơ và chiến tháng lớn; dùng các động từ mạnh {đánh, đốt, chém, đạp, xô.), dùng phép liệt kê để tăng cường độ (dâm ngang, chém ngược, lướt tới, xông vào,...), nhịp câu ngắn gọn,... Tất cả tạo nên một không khí khẩn trương, sôi động, quyết liệt và đầy hào hứng.
Trên cái nền trận đánh đó là hình ảnh những người nông dân nghĩa quân coi giặc cũng như không, liều mình như chẳng cố, trối kệ tàu sắt tàu dont* súng nổ, nào sợ... dạn nhỏ đạn to,... Khí thế của họ là khí thế đạp lên đầu thù xốc tới, không quản ngại bất kì sự gian khổ, hi sinh nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình tượng đó phần nào gần gũi với hình tượng các dũng sĩ oai hùng ớ những thiên anh hùng ca thủa xưa.
Trong phần Thích thực, Nguyền Đình Chiểu dã phát hiện và ngợi ca bản chất cao quý tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân, đó là lòng yêu nưức và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Văn chương trung đại từ xưa cho tới bấy giờ chưa có tác phẩm nào chú ý khai thác vẻ đẹp tâm hồn cao quý đó của người nông dân.
b) Về nghệ thuật, đoạn văn hầu như được xây dựng toàn bằng những chi tiết chân thực, được cô đúc từ đời sống thực tế nên có tầm khái quát cao, không sa vào vụn vặt, tản mạn. Hình tượng nhân vật được đặt trong một kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Ngòi bút hiện thực ấy kết hợp thật nhuần nhuyễn chất trữ tình sâu lắng, ẩn chứa trong từng câu chữ, từng hình ảnh là sự cảm thông, là niềm kính phục và tự hào của tác giả. Từ ngữ bình dị mà rất tinh tế, chính xác, có sức gợi cảm. Nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng thành cồng, tạo được hiệu quả cao.
3. Câu 3 trang 65 SGK Văn 11
Đoạn 3 (Ai vãn) là tiếng khóc bi thiết cúa tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Nỗi xót thương đối với người liệt sĩ, trước hết là nỗi tiếc.hận cho người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khi chí nguyện chưa thành, là nỗi xót xa của gia đình mất người thân, tổn thất không gì có thế bù đắp đối với những người mẹ già, những người vợ trẻ, là nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le hoà chung với tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào Irước tình cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc. Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nồi đau sâu nặng, không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm cá cỏ cây, sông núi:
Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng ỉ uy nhỏ.
/.../ Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trảng rằm; dồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi í heo dòng nước đổ.
Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cưn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Có thể nói, tiếng khóc thương của nhà thơ không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng người liệt sĩ. Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng vể cuộc sống đau thương, khổ nhục của cả dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân. Nó không chỉ gợi nỗi đau mà cao hơn còn khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí tiếp nối sự nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ. Tiếng khóc trong Vân tế nghĩa sĩ Cán Giuộc tuy bi thiết, nhưng không dượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bới nó mang âm hưởng của niềm tự hào, của sự khảng định về ý nghĩa bất tứ của cái chết vì nước, vì dân mà muôn đời sau con cháu vẫn tôn thờ.
4. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế
Bài văn tế sở dĩ có được sức biểu cảm mạnh mẽ, trước hết bởi nó biểu hiện những cảm xúc chân thành, sâu nặng và mãnh liệt của nhà thơ. Những câu văn như:
Đau đớn bẩy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lé í í rong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
có sức khơi gợi sâu xa trong lòng người đọc.
Hơn thế, bài văn tế còn có giọng điệu rất đa dạng và đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết như:
Thà thác mà dặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ỏ với man di rất khổ.
Ôi thôi thôi!
Chùa Tông Thạnh năm canh lừig dỏng lạnh, í ấm lòng son gửi lại bóng trâng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Giọng văn bi thiết còn được bổ sung sức gợi cảm đáng kể bới những hình ảnh sống động (manh áo vái, ngọn tầm vông, rơm con cúi, mẹ già, ngọn đèn khuya leo