12/01/2018, 17:51

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự trang 61 SGK Ngữ văn 10

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự trang 61 SGK Ngữ văn 10 Tự sự là kể chuyện, phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, và cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (có thể gọi sự kiện tình tiết thay vào sự ...

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự trang 61 SGK Ngữ văn 10

Tự sự là kể chuyện, phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, và cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (có thể gọi sự kiện tình tiết thay vào sự việc).

KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. KHÁI NIỆM

1. Thế nào là tự sự?

Tự sự là kể chuyện, phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, và cuối cùng dẫn đến một kêt thúc, thể hiện một ý nghĩa (có thể gọi sự kiện tình tiết thay vào sự việc).

2. Sự việc

- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Trong văn bản tự sự, sự việc được diễn tả bằng lòi nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ vối nhân vật khác. Người viết chọn một số sự việc tiêu biểu để câu chuyện hấp dẫn.

- Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.

3. Chi tiết

Chi tiêt là tiểu tiêt của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.

Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ và hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung.

II. CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU

1. Đọc truyên "An Dương Vương và Mi Châu, Trong Thủy', trả lời các câu hỏi (SGK, tr. 62)

a. Truyện kể về

-  Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: Xây thành, chế nỏ.

-  Tìnhvợ chồng: Giữa Mị Châu và Trọng Thủy.

-  Tình cha, con: Giữa An Dương Vương và Mị Châu.

b. Đó là sự việc tiêu biểu

  • - Hai chi tiết mở ra bước ngoặt, sự việc mói, tình tiết mới. Nếu thiếu những chi tiết này câu chuyện sẽ dừng lại, kém phần ý nghĩa. Ví dụ nếu Trọng Thủy không than phiền thì tác giả dân gian khó mà miêu tả chi tiết Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng cất quân sang đánh Âu Lạc giành thắng lợi. Câu chuyện giảm sự hấp dẫn, còn đâu là bi tình sử Mị Châu - Trọng Thủy, còn đâu là thái độ của tác giả dân gian với hai nhân vật này.

2. Chọn kể một vào chi tiết về người con trai của lão Hạc.

Ví dụ:

Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha:

- Con đưòng dẫn hai người đến nghĩa địa. Họ đứng trước ngôi mộ thấp, bé.

- Anh thắp hương cúi đầu trước mộ cha, đôi mắt đỏ hoe, miệng mếu máo như muôn khóc.

- Anh rì rầm những gì không rõ. Hình như anh muốn nói với cha nhiều lắm. Người cha hiền lành lúc nào cũng quan tâm tới con, đã khổ sở cả một đời vì con.

- Anh như muôn cất lên tiếng gọi: Cha ơi! Cha! Con đã về đây thì cha đã...

- Nghẹn ngào không nói thành lời.

- Nước mắt rưng rưng.

- Bên cạnh, ông giáo cũng ngấn lệ.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Đọc văn bản: Hòn đá xù xì (SGK, tr. 63, 64) và trả lời câu hỏi

- Nếu bỏ sự việc "hòn đá xấu xí được phát hiện" thì truyện sẽ không có vấn đề, tức không có chuyện gì để kể. Ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn như trong truyện nữa.

- Rút ra bài học về cách lựa chọn: Phải tìm được những sự vật và chi tiết quan trọng nhất, có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tô đậm tính cách nhân vật và nhấn mạnh cảm xúc của người viết. 

Câu 2. Đọc đoạn "Uy-lít-xơ trở vê” và thực hiên các yêu cầu của SGK (trang 64)

- Trong đoạn trích, Hô-me-rơ kể chuyện nàng Pê-nê-lốp thử thách chồng bằng bí mật chiếc giường và nhận ra chồng mình một cách thông minh và cảm động.

- Trong phần cuối của đoạn trích có một sự việc quan trọng: Hô-me-rơ đã tưởng tượng ra cảnh "người đắm tàu" để so sánh với tâm trạng của Pê-nê-lôp khi nhận ra chồng mình. Đây là một thành công trong nghệ thuật kể chuyện sử thi của Hô-me-rơ, vì chi tiết này lột tả được tâm trạng, bản chất của nàng Pê-nê-lốp, gây được cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc.






0