01/06/2017, 11:18

Soạn bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI Câu 2:Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm: - Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2, 3, 4. - Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8. Câu 3:Phân tích nội dung từng câu tục ngữ: Câu 1: Đêm ...

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI Câu 2:Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm: - Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2, 3, 4. - Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8. Câu 3:Phân tích nội dung từng câu tục ngữ: Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ...

TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

I.   GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI

Câu 2:Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

-     Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2, 3, 4.

-     Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

Câu 3:Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

Câu 1:       Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

                        Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

-     Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

-     Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

-     Áp dụng kinh nghiệm này, người ta sử dụng thời gian hợp lí với mỗi mùa chú ý phân bổ thời gian biểu làm việc cho phù hợp.

Câu 2:       Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

-     Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

-     Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

-     Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

Câu 3:       Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

-     Nghĩa của câu: Khi có ráng màu mỡ gà thường có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

-     Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

Câu 4:       Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

-     Nghĩa của câu: Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

-     Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

-     Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

Câu 5:       Tấc đất tấc vàng

-     Nghĩa của câu: Đất được coi quý ngang vàng.

-     Tấc: đơn vị đo lường; 1 tấc = 10 thước

-     Tấc đất: mảnh nhỏ. Tấc vàng: 1 lượng vàng lớn. Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

-     Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

-     Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, nhắc nhở việc tận dụng đất trong quá trình trồng trọt, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

Câu 6:       Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

-     Nghĩa của câu: Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Nuôi cá có lợi nhất rồi đến làm vườn, làm ruộng. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩthuật.

-     Áp dụng câu tục ngữ để kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, khai thác tốt

điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

Câu 7:       Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

-     Nghĩa của câu: Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước của nhân dân ta.

-     Nghề trồng lúa phải hội tụ bốn yếu tố. Trong đó yếu tố nước là hàng đầu.

-     Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý Ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

Câu 8:       Nhất thì, nhì thục.

-     Nghĩa của câu: Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

-     Áp dụng câu tục ngữ để đảm bảo hai yếu tố: thời vụ và đất đai trong trồng trọt.

Câu 4:Đặc điểm hình thức của tục ngữ:

-     Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

-     Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

-     Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

III. GỢIÝ TRẢ LỜI PHẨN LUYỆN TẬP

Những câu tục ngữ cùng nội dung:

-     Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

-     Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.

-     Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.

-     Mồng chín tháng chín có mưa,

      Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.

      Mồng chín tháng chín không mưa,

      Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

-     Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt.

-     Đầu năm sương muối, cuối năm gió bấc.

-     Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.

-     Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.

-     Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

-     Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa.

0