Soạn bài luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG Lập luận trong đời sống là đưa ra luận cứ (chứng cứ) nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng,/quan điểm, ý định) của người nói, người viết. Câu 1: Luận ...
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG Lập luận trong đời sống là đưa ra luận cứ (chứng cứ) nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng,/quan điểm, ý định) của người nói, người viết. Câu 1: Luận cứ Kết luận Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên ...
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG
Lập luận trong đời sống là đưa ra luận cứ (chứng cứ) nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng,/quan điểm, ý định) của người nói, người viết.
Câu 1:
Luận cứ |
Kết luận |
Hôm nay trời mưa |
chúng ta không đi chơi công viên nữa. |
vì qua sách em học được nhiều |
Em rất thích đọc sách |
điều. |
|
Trời nóng quá |
đi ăn kem đi. |
Nguyên nhân |
Kết quả |
Có thể thay đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận, ví dụ:
Qua sách em học được nhiều điều (nên) em rất thích đọc sách
Câu 2:Bổ sung luận cứ cho các kết luận:
a. Em rất yêu trường em, vì đó là nơi em được học tập.
b. Nói dối rất có hại vì chẳng còn ai tin mình.
c. Đau đầu quá nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.
d. Chúng ta phải dạy trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Những ngày nghỉ em rất thích đi tham quan.
Câu 3:Bổ sung kết luận cho các luận cứ:
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm đến thư viện đọc sách đi.
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá đầu óc cứ rối mù lên.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe ai cũng khó chịu.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu chứ.
e. Cậu này ham bóng đá thật chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành cả.
2. Lập luận trong văn nghị luận:
Câu 1:So sánh với các kết luận trong mục I. 2 trên để thấy được đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
+ Giống: Đều là những kết luận.
+ Khác: - ở mục I. 2 là lời nói trong giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân.
- Ở mục II luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát, có tính phổ biến.
Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.
Câu 2:Hình thành lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi.
+ Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"?
- Vì sách rất có ích đối với con người.
+ Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
- Giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ - hiện tại - tương lai.
- Giúp con người chia sẻ với tình cảm của người khác.
- Giúp con người có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ.
+ Nhận thức rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
- Tích cực đọc sách.
- Đọc có chọn lọc, đọc đúng cách.
- Bảo quản, giữ gìn sách.
Câu 3.a)... mình đi thăm bè bạn đi.
b)..phải thu xếp thời gian thật khoa học mới được!
c)...dẫn đến mất đoàn kết trong lớp.
d)... phải nêu gương cho trẻ nhỏ.
II. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi:
- Vì sao mà ta nêu ra luận điểm đó?
- Luận điểm đó có nội dung gì?
- Luận điểm đó có cơ sở thực tế không?
- Luận điểm đó có tác dụng gì?
Muốn trả lời các câu hỏi đó ta phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.