01/06/2017, 11:18

Soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. GỢI ÝTRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI Câu 1: + Luận điểm chính: chống nạn thất học + Luận điểm đó thể hiện cụ thể hoá ở câu: - Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. - Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, ...

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. GỢI ÝTRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI Câu 1: + Luận điểm chính: chống nạn thất học + Luận điểm đó thể hiện cụ thể hoá ở câu: - Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. - Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Câu 2: Luận cứ ...

ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I.   GỢI ÝTRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI

Câu 1: + Luận điểm chính: chống nạn thất học

            + Luận điểm đó thể hiện cụ thể hoá ở câu:

-     Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.

-     Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Câu 2: Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng. Những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học:

-     Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (lí lẽ). Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ. (dẫn chứng)

-     Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết.

-     Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (lí lẽ). Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình... , phụ nữ... , thanh niên... (dẫn chứng)

Câu 3: + Cách trình bày các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) trong bài Chống nạn thất học:

-     Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học.

-     Chống nạn thất học để làm gì.

-     Cách chống nạn thất học.

Cụ thể là: Dân ta 95 phần trăm mù chữ   muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức, phải biết đọc, biết viết  bằng mọi cách để học đọc, học viết  phụ nữ càng phải học  thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học

+ Lập luận như vậy là chặt chẽ, có sức thuyết phục.

II.  GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN LUYỆN TẬP

+ Luận điểm: cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

+ Luận cứ:

-     Luận cứ 1: Lí lẽ - Trong cuộc sống, có thói quen tốt. Dẫn chứng - dậy

sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách... Có thói quen xấu. Dẫn chứng - Hút thuốc lá, háy cáu giận... Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa.

-     Luận cứ 2: Lí lẽ - Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống. Dẫn chứng- Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm, ...

-     Luận cứ 3: Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

+ Lập luận:

-     Hai thói quen cùng tồn tại.

-     Tác hại của thói quen xấu.

-     Thói quen xấu khó sửa, dễ nhiễm.

-     Phải tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp.

+ Cách lập luận hợp lí, có sức thuyết phục.

0