12/02/2018, 16:26

Soạn bài tự tình của Hồ Xuân Hương lớp 11

(Kenhvanmau.com) – Anh ( Chị) hãy . ( Bài soạn của học sinh giỏi lớp 11 trường THPT Bình Giang – Hải Dương). Đề bài: Soạn bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương lớp 11 BÀI SOẠN I.Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 1.Tác giả: Hồ Xuân Hương ( chưa năm sinh, năm mất), ...

(Kenhvanmau.com) – Anh ( Chị) hãy . ( Bài soạn của học sinh giỏi lớp 11 trường THPT Bình Giang – Hải Dương).

Đề bài: Soạn bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương lớp 11

BÀI SOẠN

I.Tìm hiểu tác giả – tác phẩm

1.Tác giả:

Hồ Xuân Hương ( chưa năm sinh, năm mất), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà là người thông minh, tài hoa và có cá tính mạnh mẽ, tuy không được học nhiều nhưng có giao thiệp rất rộng. Nhưng về đường tình duyên, thì bà gặp nhiều ngang trái khi hai đời chồng nhưng chỉ với danh phận là vợ lẽ và cuộc sống của bà không mấy hạnh phúc.

soan-bai-tu-tinh-cua-ho-xuan-huong-lop-11soan-bai-tu-tinh-cua-ho-xuan-huong-lop-11

2.Tác phẩm:

Tự tình là dãi bày lòng mình gồm có 3 bài tự tình. Tác Phẩm ở đây là bài Tự Tình II của Hồ Xuân Hương. Với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã nói lên tiếng long của tác giả với tâm trạng buồn, tủi cực cho hoàn cảnh duyên phận muộn màng, éo le và khát khao một hạnh phúc giản đơn của tác giả.

II.Tìm hiểu chi tiết tác phẩm.

Câu1.Tâm trạng của tác giả trong 4 câu thơ đầu( 2 câu đề và 2 câu thực) được thể hiện như thế nào?

          Mở đầu là hai câu đề với điểm thời gian canh khuya, khi con người đối diện thật nhất với chính mình, khoảnh khắc mà tâm hồn trở nên suy tư và cũng chính là lúc tác giả nhận ra mình đáng thương đến nhường nào. Sự cô đơn được thể hiện rõ nhất bằng thời gian khi thời gian hiện lên qua câu 1 với âm thanh văng vẳng của trống canh dồn. Âm thanh văng vẳng không đơn giản chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn là sự cảm nhận về sự trôi chảy của thời gian như một sự tuần hoàn và nó có sức công phá mãnh liệt tuổi trẻ và tình yêu. Chủ thể trữ tình cô đơn, lẻ loi trước không gian rộng lớn “ nước non” khi nghe thấy tiếng trống canh vang thì bỗng nỗi buồn ùa đến bủa vây tâm trí của bà. Và hình ảnh “ hồng nhan bạc mệnh” lại càng nhấn mạnh thêm nỗi buồn và tủi cực đó.

Với 2 câu thực thì khoảnh khắc canh khuya ấy là một con người cùng đối diện với rượu, bầu bạn với trăng và bong tối. Nhưng rượu không thể say, trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn, Hình ảnh của trăng đồng điệu với cuộc đời của thi sĩ : tuổi xuân đã gần hết mà hạnh phúc vẫn chưa tới. Mà nỗi buồn, cô đơn vẫn ở đó, bủa vậy tác giả và thấm đượm cả cảnh vật xung quanh. Với cụm từ “ say lại tỉnh” như vòng luẩn quẩn, tình duyên dang dở trở thành trò đùa của tạo hóa, càng say càng tỉnh thì càng cảm nhận được nỗi đau về thân phận một cách rõ nét nhất.

soan-bai-tu-tinh-cua-ho-xuan-huong-lop-11soan-bai-tu-tinh-cua-ho-xuan-huong-lop-11

Câu 2.Tâm trạng và thái độ của tác giả qua hình tượng thiên nhiên( 2 câu luận) được bộc lộ có gì đặc sắc?

          “ Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Hồ Xuân Hương tiếp tục mượn cảnh để nói lên nói long , tâm trạng và thái độ với số phận của mình. Tác giả đã rất nhạy cảm khi mượn hình ảnh “ rêu” và “ đá” để nói lên nỗi long của mình. “ Rêu” chỉ là một sinh vật nhỏ yếu, hèn mọn nhưng cũng không khuất phục, yếu mềm. Nó vẫn xiên ngang mặt đất để sinh tồn với màu xanh mượt mà của tạo hóa ban tặng. Còn đá vốn rất chắc chắn nhưng giờ cũng nhọn hoắt để đam toạc chân mây để về với nơi bồng lai tiên cảnh. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nổi bật tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên và cũng là tâm trạng phẫn uất của chính tác giả. Tác giả kết hợp các động từ mạnh: xiên, toạc , đâm thể hiện sự bướng bỉnh, ngang bướng của thi sĩ. Chính biện pháp đối lập và đảo ngữ tạo hình đó đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương.

Câu3.Tâm sự của tác giả qua 2 câu kết được thể hiện như thế nào?

          Hai câu kết nói lên tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhà thơ. Ngán là chán ngán, ngám ngẩm. Xuân đi xuân lại chính là cái vòng luẩn quẩn của tạo hóa. Hai từ “lại” có nghĩa là trở lại. Mùa xuân trở lại quá nhanh khiến thi sĩ cảm thấy sợ hãi. Vì mỗi mùa xuân qua mang theo một tuổi xuân của con người đi theo. Với những người trong cảnh “bóng xế” mà hạnh phúc “chưa tròn” như Hồ Xuân Hương thì thêm một lần xuân nỗi buồn càng lớn hơn. Câu cuối mảnh tình – san sẻ – con con sử dụng nghệ thuật tăng tiến. Đây không phải là khối tình mà là mảnh tình, tức là hết sức nhỏ bé. Mảnh tình nhỏ bé lại đem san sẻ và chỉ còn tí con con. Đó là tâm trạng của người đi làm vợ lẽ. Hạnh phúc đã ít mà còn phải san sẻ thì còn gì là 2 chữ hạnh phúc. Đó là nỗi lòng của người phụ nữa trong xã hôi xưa.

          Bài thơ sử dụng thơ đường luật và vận dụng sáng tạo những từ ngữ mang tính biểu cảm cao đã bộ lộ được nỗi lòng của tác giả: buồn đau, phẫn uất nhưng vẫn cháy lên khát vọng sống và hạnh phúc. Đó chính là vẻ đẹp của bài thơ và cũng của chính nhà thơ.

Tác giả: ANH ĐÀO

 

0