27/04/2018, 16:12

Soạn bài Từ mượn SBT Ngữ văn 6 tập 1

Giải: câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 15 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 5. Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương với từ Nhi đồng. Đặt câu để thấy sự khác nhau trong cách dùng giữa các từ đó. Bài tập 1. Bài tập 1 , trang ...

Giải: câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 15 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 5. Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương với từ Nhi đồng. Đặt câu để thấy sự khác nhau trong cách dùng giữa các từ đó.

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 26, SGK.

2. Bài tập 2, trang 26, SGK.

3. Bài tập 3, trang 26, SGK.

4. Bài tập 4, trang 26, SGK.

5. Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương với từ Nhi đồng. Đặt câu để thấy sự khác nhau trong cách dùng giữa các từ đó.

6. Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây. Theo em, nên dùng chúng như thế nào ?

- Hê lô (chào), đi đâu đấy ?

- Đi ra chợ một chút.

...

- Thôi, bai (chào) nhé, si ơ ghên (gặp nhau sau).

Gợi ý làm bài

1. Trong tiếng Việt có nhiều từ mượn đã được Việt hoá triệt để, nếu không tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử thì khó lòng biết chúng là từ mượn. Bài tập này không yêu cầu HS tìm những từ mượn đã được Việt hoá triệt để, như đã nói.

HS chỉ cần liệt kê những từ còn nhận rõ ra được chúng là từ mượn. Ví dụ : từ sính lễ trong câu a; gia nhân trong câu b; pốp trong câu c.

2. Các từ Hán Việt đã cho trong bài tập đều có nghĩa tiếng Việt tương ứng. Muốn xác định nghĩa của từng tiếng, HS đối chiếu các từ Hán Việt và các nghĩa tiếng Việt tương ứng để tìm các nét chung nhau và khác nhau giữa chúng.

khán

giả

người

xem

thính

giả

người

nghe

độc

giả

người

đọc

có tiếng giả chung nhau            có tiếng người chung nhau

Từ đó suy ra giả có nghĩa là "người".

HS tự làm trường hợp b.

3. Theo các ví dụ đã nêu trong bài tập, HS tìm các từ mượn từ các tiếng châu Âu (Anh, Pháp,...) mà không tìm các từ Hán Việt.

HS cố gắng tự tìm càng nhiều từ càng tốt.

4. Những từ ngữ in đậm đã cho trong bài tập là những từ ngừ có nghĩa tương đương nhau : phôn - gọi điện ; fan - người say mê ; nốc ao - đo ván. Những từ đứng trước là từ mượn. Việc sử dụng từ ngữ nào là tuỳ theo hoàn cảnh nói năng.

Ví dụ:

Khi nói với thầy (cô) giáo trong giờ học (không dùng phôn):

- Thưa thầy, bạn Nam gọi điện cho em nhờ em nói với thầy...

Khi bạn bè nói chuyện với nhau (có thể dùng phôn) :

- Nam vừa phôn cho tớ, rủ đi chơi.

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần cân nhắc, không nên mượn từ một cách thái quá.

5. HS tự tìm từ có nghĩa tương đương với từ nhi đồng và tự đặt câu để rút ra nhận xét về cách dùng.

Lưu ý: từ Hán Việt và từ thuần Việt thường khác nhau về sắc thái ý nghĩa : từ Hán Việt thường mang tính khái quát cao, thích hợp với hoàn cảnh sử dụng trang trọng.

6. HS tham khảo ý kiến của Bác Hồ trong bài Đọc thêm "Bác Hồ nói về việc dùng từ mượn". (trang 27, SGK).

Sachbaitap.com

0