Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự SBT Ngữ văn 6 tập 1
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 22 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 2. Hai truyện sau đây bao gồm những sự việc nào, sự việc nào là chính ? Câu chuyện nhằm biểu đạt điều gì ? Bài tập 1. Bài tập 1 , trang 38 - 39, SGK. ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 22 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 2. Hai truyện sau đây bao gồm những sự việc nào, sự việc nào là chính ? Câu chuyện nhằm biểu đạt điều gì ?
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 38 - 39, SGK.
2. Bài tập 2, trang 39, SGK.
3. Hai truyện sau đây bao gồm những sự việc nào, sự việc nào là chính ? Câu chuyện nhằm biểu đạt điều gì ?
a) Một hôm có một đôi trâu mộng húc nhau rất dữ dội ngoài cánh đồng làng, mọi người đều hoảng sợ. Phùng Hưng nghe tin vội chạy ra chỗ trâu chọi nhau, mỗi tay nắm sừng một con trâu ghì mạnh, rồi bất thần đẩy chúng ra xa khiến cả hai con đều ngã chổng kềnh.
b) Một hôm vua Minh sai người dắt đến trước mặt Trạng Bùng hai con ngựa vóc dáng, màu sắc như nhau rồi bảo ông chỉ ra con nào là mẹ, con nào là con. Ông bình thản sại người đem bó cỏ tươi đến. Tức thì ngựa con háu ăn chạy lên trước, ngựa mẹ có ý nhường, chậm chạp bước theo sau. Nhờ vậy ông đã chỉ đúng.
4. Hãy kể câu chuyện với một sự kiện chủ yếu có ý nghĩa trong các trường hợp sau :
a) Kể một sự việc nói lên một người có sức khoẻ phi thường.
b) Kể về một người có trí nhớ đặc biệt
c) Kể về một người có trí thông minh.
5. Kể tên những truyện mà tên truyện là tên nhân vật chính. Em có nhận xét gì về quan hệ giữa tên truyện và nhân vật ?
Gợi ý làm bài
1. Để tìm ra các việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm, HS cần đọc thật kĩ tác phẩm. Sau đó, liệt kê ra các việc của các nhân vật như SGK gợi ý.
a) Để nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật, em cần xem lại phần liệt kê các việc mà các nhân vật đã làm. Từ các việc ấy, xem nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ. Vì sao em nhận ra hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là nhân vật chính ?
b) Theo em, bản tóm tắt sau đây đã đầy đủ chưa ?
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng đến hỏi Mị Nương, con gái của vua Hùng làm vợ. Sơn Tinh đem sính lễ đến trước, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không cưới được vợ, nổi giận đem thuỷ binh đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau kịch liệt, cuối cùng Thuỷ Tinh thua phải rút quân về. Hằng năm, đến mùa nước, Thuỷ Tinh lại đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua cả.
c) Tại sao lại đặt tên truyện là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ? Đó là cách đặt tên truyện theo nhân vật chính. Các tên thứ nhất, thứ hai không tiêu biểu vì không làm nổi bật nội dung của truyện. Tên thứ ba quá nhấn mạnh tới Sơn Tinh, trong khi nhân vật Thuỷ Tinh có vai trò không thể xem nhẹ.
2. Đây là bài tập tìm nhân vật, sự kiện phù hợp với chủ đề. Nhan đề "Một lần không vâng lời" rõ ràng yêu cầu kể một chuyện không vâng lời. Câu chuyện này không nhất thiết là chuyện của bản thân em, mà có thể là chuyện của nhân vật hư cấu. Không vâng lời mà gây hậu quả xấu như trèo cây bị ngã, đi tắm sông một mình suýt chết, quay cóp bài bị thầy cô phê bình, ham chơi để em ngã,... Không vâng lời nhưng có kết quả tốt như có người xúi em làm việc xấu, nhưng em không làm theo, chứng tỏ em đúng đắn,... Tập xác định nhân vật, sự việc và sắp xếp câu chuyện cho phù hợp với nhan đề trên.
a) Hãy xem xét các sự việc : (1) Một đôi trâu mộng húc nhau ngoài đồng (chú ý, trâu mộng là trâu to, khoẻ) ; (2) Phùng Hưng hai tay nắm sừng hai con đẩy ra, khiến chúng ngã chổng kềnh. Câu chuyện có phải nhằm cho biết Phùng Hưng là người rất khoẻ không ?
b) HS tự xác định các sự việc. Câu chuyện có phải nhằm thể hiện trí thông minh của Trạng Bùng không ? Theo em vì sao sự việc trong truyện thể hiện được trí thông minh của nhân vật ?
3. a) Đây là bài tập yêu cầu HS tìm sự việc phù hợp với mục đích, tư tưởng cho trước. Kể chuyện là nhằm biểu đạt một điều gì đó. HS có thể kể lại một chuyện mà em biết, phù hợp với yêu cầu của bài tập. HS cũng có thể tự nghĩ ra câu chuyện đó. Ví dụ, một người có sức khoẻ thì anh ta có thể vác nặng, làm việc liên tục không nghỉ ngơi, có thể tay không giết hổ như Võ Tòng, có thể cử tạ mấy trăm ki-lô-gam, có thể vô địch môn đấu vật,... Ở đây yêu cầu kể một việc thể hiện một người có sức khoẻ phi thường. Người kể phải chọn các sự việc đặc biệt như kiểu Phùng Hưng đã nêu trên hoặc như một tráng sĩ sử dụng thanh long đao nặng mấy trăm cân, kéo được dây cung không ai kéo nổi, kéo được chiếc xe tải, chặn đứng đoàn xe lửa đang chạy,...
b) Hãy tưởng tượng một người có trí nhớ đặc biệt như là đọc qua một quyển sách là thuộc ngay, xem qua một cuốn sổ nợ, sau đó chép lại không sai một chữ,...
c) Cũng như trên, HS nhớ lại câu chuyện thử tài trí thông minh đối với em bé thông minh trong SGK. Nên chú ý là chuyện phải có lí thì mới được.
4. Loại truyện này rất nhiều. Ví dụ truyện Thạch Sanh, HS có thể suy ra và chép thêm, càng nhiều càng nhiều càng tốt.
Sachbaitap.com