27/04/2018, 16:11

Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt SBT Ngữ văn 6 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Hai truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy có phải là những văn bản không ? Nếu là những văn bản thì các truyện nàv thuộc loại văn bản nào ? ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Hai truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy có phải là những văn bản không ? Nếu là những văn bản thì các truyện nàv thuộc loại văn bản nào ?

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 17 - 18, SGK.

2. Bài tập 2, trang 18, SGK.

3. Hai truyền thuyết Con Rồng cháu TiênBánh chưng, bánh giầy có phải là những văn bản không ? Nếu là những văn bản thì các truyện này thuộc loại văn bản nào ?

4. Các bài ca dao sau thuộc phương thức biểu đạt nào, nhằm mục đích gì ?

a)                                                                 - Ai làm cho bướm lìa hoa

                                                             Cho chim xanh lỡ bay qua vườn hồng ?

                                                                    - Ai đi muôn dặm non sông

                                                              Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy ?

b)                                                                  Tò vò mà nuôi con nhện

Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi

Tò vỏ ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi, nhện hỡi nhện đi đằng nào ?

5. Các văn bản sau đây nhằm mục đích giao tiếp nào ?

a) Trong ngày 5 -9 - 2000, cùng 630.000 học sinh Hà Nội, hơn 1.000 học sinh Trường THPT Việt Đức đã phấn khởi khai giảng năm học mới. Thầy và trò vinh dự đón các vị lãnh đạo Nhà nước và Thành phố đến dự. Thầy hiệu trưởng đã nêu lên những thành tích của nhà trường năm học vừa qua và nêu nhiệm vụ năm học mới. Đại diện học sinh lên hứa quyết tâm học tập tốt theo lời Bác Hồ dạy. Buổi lễ khai giảng kết thúc bằng hồi trống vào học.

b) Công ty Vĩnh Sinh : số ... đường ... thành phố...

- Chuyên sửa chữa các loại xe du lịch đời mới và tải nhẹ ;

- Trang thiết bị hiện đại, phụ tùng chính hiệu ;

- Chi phí thấp, hoá đơn VAT.

6. Trong bảng sau đây có ô đã bị chép nhầm. Hãy sửa lại cho đúng.

1

Miêu tả

Tái hiện trạng thái sự vật, con người

2

Nghị luận

Kể diễn biến sự việc

3

Tự sự

Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp

4

Thuyết minh

Bình luận, nêu ý kiến

5

Biểu cảm

Thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người

6

Hành chính - công vụ

Biểu hiện tình cảm

Gợi ý làm bài

1. Nhận dạng phương thức biểu đạt của các đoạn văn, đoạn thơ cho sẵn :

a) Đoạn văn kể chuyện Cám lừa Tấm để lấy tôm, tép của Tấm. Đoạn văn thuộc phương thức tự sự.

b) Đoạn văn tả cảnh đêm trăng, thuộc phương thức miêu tả.

c) Đoạn văn nêu lí lẽ, thuộc phương thức nghị luận.

d) Đoạn thơ bộc lộ tình cảm, thuộc phương thức biểu cảm.

đ) Đoạn văn trình bày, giới thiệu, thuộc phương thức thuyết minh.

2. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên kể chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra các vua Hùng, thuộc kiểu văn bản tự sự.

3. Hai truyền thuyết Con Rồng cháu TiênBánh chưng, bánh giầy là những văn bản vì cả hai đều mang đặc điểm của văn bản :

- Mỗi truyện đều là chuỗi lời kể (miệng hoặc viết) ;

- Mỗi truyện đều có chủ đề thống nhất ;

- Các đoạn trong mỗi truyện đều có sự liên kết mạch lạc.

Hai truyền thuyết trên thuộc kiểu văn bản tự sự. Tất nhiên ở đây có cả những chi tiết thuộc kiểu văn bản miêu tả, thuyết minh,..., nhưng các kiểu văn bản này đều nhằm mục đích kể diễn biến sự việc.

4. a) Hãy đọc hai bài ca dao xem có phải là cảm thán không. Có phải tác giả bài ca dao mong được thông cảm không ? Nếu đúng thì đó là phương thức biểu cảm.

b) Bài ca dao này có phải là đang kể một câu chuyện không ? Nếu là kể một câu chuyện thì nó là tự sự.

5. a) Văn bản cung cấp sự việc với đầy đủ thời gian, địa điểm, người tham gia và các sự việc xảy ra trong thực tế. Em có đồng ý đó là bản tin kể theo phương thức tự sự không ?

b) Hãy đọc và xem văn bản này có giống với nội dung một tờ quảng cáo thuộc phương thức thuyết minh không.

6. Đọc kĩ bảng phân chia về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản, trang 16, SGK. Sau đó, xét xem các ô trong bảng của bài tập này có nội dung đã phù hợp với nhau chưa. Hãy chú ý phân biệt ô đúng và ô sai để đánh dấu cho đúng. Có thể kẻ lại bảng vào vở hoặc dùng bút chì để nối nội dung các ô cho phù hợp.

Sachbaitap.com

0