02/06/2017, 11:47

Soạn bài Tam đại con gà văn học lớp 10

Soạn bài Tam đại con gà văn học lớp 10 I. Tìm hiểu chung về truyện cười 1. Khái niệm truyện cười Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn có yếu tố gây cười. Hình thức truyện cười được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện ...

Soạn bài Tam đại con gà văn học lớp 10 I. Tìm hiểu chung về truyện cười 1. Khái niệm truyện cười Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn có yếu tố gây cười. Hình thức truyện cười được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước…Qua đó tạo được những tiếng cười mang tính giải trí đồng thời cũng phản ánh một cách nhẹ nhàng những thói hư tật xấu của con người và cũng ...



I. Tìm hiểu chung về truyện cười
1. Khái niệm truyện cười


Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn có yếu tố gây cười. Hình thức truyện cười được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước…Qua đó tạo được những tiếng cười mang tính giải trí đồng thời cũng phản ánh một cách nhẹ nhàng những thói hư tật xấu của con người và cũng nhằm đả kích những cái xấu vạch trần những điều không hay trong giai cấp thống trị lãng đạo.

2. Phân loại

– Truyện khôi hài
VD: Ai nuôi tôi,…
– Truyện trào phúng
VD: Giàn lí đổ, Quan huyện thanh liêm…

II. Truyện Tam đại con gà
1. Thể loại: Tam đại con là thuộc về truyện cười trào phúng và là truyện cười trào phúng bạn
2. Bố cục

– Mở truyện: Câu đầu – giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên
– Thân truyện: Tiếp đến – “ Tam đại con gà nghĩa là làm sao?” và các tình huống mâu thuẫn gây cười.
– Kết truyện: Câu cuối – Lật tẩy bản chất dốt nát mà lại cố giấu dốt của thầy đồ, bật lên tiếng cười.

3. Nội dung
a. Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ.

– Mở đầu câu truyện: Giới thiệu nhân vật thầy đồ dốt nát nhưng lại cố tỏ ra khoe khoang như mình là người văn hay chữ tốt. Đó là mâu thuẫn giữa dốt nhưng lại khoe khoang
+ Dốt tới mức một chữ tối thiểu trong sách cũng không biết đọc biết viết.
+ Dốt nhưng lại tự cho mình là một người hiểu rộng tài cao, tự cho mình là giỏi.
+ Dốt lại khi biết mình dốt nhưng lại cố tình dấu đi cái dốt ấy để che mắt mọi người.
– Mâu thuẫn tự nhiên ở đây đó là đã dốt rồi lại giấu dốt, tìm đủ mọi cách để che đậy cái sự dốt của mình, càng đậy rồi cái bản chất dốt nát lại càng bị lộ tẩy. Các tình huống được thể hiện đó là:
+ Tình huống 1: Gặp chữ “ kê” khi học trò hỏi gấp thầy không biết chữ đấy là chữ gì liền đoán bừa một phen “ dủ dỉ là con dù dì”. Sau đó còn dặn học trò khẽ khẽ kẻo người khác nghe thấy biết cái sai của mình. Không chỉ vậy thầy đồ lại còn bầy trò cúng thổ công xem đúng hay sai, xem cho chắc chắn, rồi lại cho mình là đúng còn bắt học trò đọc to .Qua đó không chỉ nói lên cái dốt nát của một thầy đồ “lởm” mà còn nói lên việc thầy đồ đã dốt lại còn mê tín.Nhân dân còn chê cười cái dốt của thổ công.
+ Cách xử lí ở đây là nhờ đến thổ địa, nhưng là dốt nên mê tín để giúp che giấu sự dốt của mình.
=>đã bật lên tiếng cười
+ Tình huống 2: Khi bố của học trò hỏi thì vẫn cái việc che giấu dốt của mình, thầy đồ vẫn biện đủ lí do, lí sự chống chế, giải thích theo cái lí sự cùn của mình. Thầy còn nghĩ “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa “ . Biết được và tự nhận thức được cái dốt của mình
+ Cách xử lý của thầy đồ luôn giải thích vòng vo, thiếu logic, tự lật tẩy bản chất dốt của chính mình.
=> Tiếng cười ở đây đã bật lên giòn giã hơn.

b. Ý nghĩa phê phán của truyện.

Qua tiếng cười này muốn ngầm phê phán cái thói dấu dốt của một bộ phận nhân dân ngày xưa, không chịu học hỏi lại còn tìm đủ cách để che đi cái dốt thì dốt ngày lại càng dốt thêm. Ngoài ra qua đó còn muốn khuyên răn một bộ phận được đi học nên học cẩn thận không phải học để làm cái vỏ bọc sĩ bên ngoài mà tỏng lại trống rỗng.

0